Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không đáng ngại về biến động tỷ giá

Sau một thời gian giao dịch dưới ngưỡng 19.000 đồng/USD, tuần qua, tỷ giá bất ngờ tăng mạnh và đã lên mức 19.140 đồng/USD.Đánh giá về những diễn biến trên thị trường ngoại tệ thời gian gần đây, ông Lê Đức Thuý, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, đó chỉ là những con sóng nhẹ và không có gì đáng ngại.

Ông đánh giá thế nào về sự biến động của tỷ giá VND/USD trong khoảng 10 ngày gần đây?


Cũng như giá cả các loại hàng hoá, dịch vụ khác, tỷ giá phải có lên, có xuống. Theo tôi, biến động tỷ giá VND/USD thời gian gần đây chỉ như những con sóng nhẹ, nên không đáng lo ngại. Cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người dân cũng phải quen dần với sự “xao động” của thị trường.

Tuy nhiên, cũng có dự đoán cho rằng, tỷ giá sẽ tiếp tục biến động theo chiều hướng tăng, nên có hiện tượng thu mua USD tích trữ, thưa ông?

Đó chỉ là những suy luận dựa trên nhiều thông tin khác nhau về cán cân thương mại, dự trữ ngoại hối, nguồn vốn đầu tư trực tiếp, nguồn kiều hối… Với những thông tin khác nhau, mỗi người có một hành vi ứng xử khác nhau, mỗi doanh nghiệp có cách ứng xử khác nhau, mà đôi khi không như mong muốn của cơ quan quản lý nhà nước.

Để thúc đẩy xuất khẩu, giảm nhập siêu, có ý kiến cho rằng, Việt Nam cần giảm giá trị VND. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?

Chúng ta điều hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì phải tuân thủ những nguyên tắc của thị trường về giá cả. Tỷ giá và lãi suất cũng phải vận động theo cơ chế thị trường, vì đây là hai loại giá rất quan trọng đối với hoạt động của nền kinh tế.

Tuân theo quy luật của thị trường không đồng nghĩa với việc thả nổi để thị trường tự điều chỉnh, mà quan trọng nhất là cơ quan quản lý nhà nước phải tính đến những chiều hướng vận động của thị trường, tôn trọng các nguyên tắc của thị trường để can thiệp đúng lúc, đúng chỗ, tạo điều kiện cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô đã đề ra.

Muốn can thiệp vào thị trường đúng lúc, đúng chỗ thì cần phải có dự trữ ngoại hối đủ lớn, nhưng mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam lại giảm so với trước đây, thưa ông?

Tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam mới đây, Thủ tướng Chính phủ công bố: “Mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện tương đương 9 tuần nhập khẩu”. Như vậy, so với mức dự trữ mà Việt Nam đã từng đạt được là 12 tuần nhập khẩu, thì dự trữ ngoại hối của chúng ta đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, tại Hội nghị này, Thủ tướng Chính phủ cũng khẳng định, Chính phủ đã và đang tìm cách tăng dần dự trữ ngoại hối và nhiều khả năng vào cuối năm nay, mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam sẽ lên tương đương 12 tuần nhập khẩu.

Theo ông, mức dự trữ ngoại hối như hiện nay sẽ tác động thế nào đến tỷ giá nói riêng và nền kinh tế nói chung?

Chúng ta đã từng có thời kỳ không dám tính dự trữ ngoại hối theo tuần nhập khẩu, vì dự trữ quá mỏng. Năm 1997, khi xảy ra khủng hoảng kinh tế khu vực, dự trữ ngoại hối của Việt Nam chỉ có mấy trăm triệu USD. Thế nhưng, từ đó đến năm 2007, dự trữ ngoại hối tăng liên tục và đạt 23 tỷ USD vào đầu năm 2008.

Điều đó cho thấy, dự trữ ngoại hối vô cùng quan trọng trong việc ổn định tỷ giá nói chung và thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô nói riêng. Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng không kém là sự điều hành vững vàng của các cơ quan quản lý nhà nước. Với một quốc gia có quy mô xuất nhập khẩu bằng khoảng 150% GDP, thì việc tăng dự trữ ngoại hối là cần thiết, song việc tăng dự trữ cũng cần phải có lộ trình.

(Đầu tư điện tử)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Ẩn số lạm phát và thước đo điều hành
  • Lãi vay VND vẫn chờ các đại gia!
  • Xu hướng M&A trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và bảo hiểm
  • Bất động sản sinh thái có thực sự “sinh thái”?
  • "Bão giá" bất động sản Hải Phòng: Ảo hay thực ?
  • Cần tỉnh táo khi đầu tư bất động sản
  • Sàn vàng vẫn hoạt động
  • Lãi suất cơ bản: “Bóng” đang ở chân Ngân hàng Nhà nước?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!