Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không để tái diễn những bài học đau xót

"Đẩy mạnh sắp xếp doanh nghiệp nhà nước (DNNN) theo hướng DNNN chỉ tập trung vào những ngành, lĩnh vực quan trọng, then chốt mà Nhà nước cần nắm giữ, chấn chỉnh tình trạng tập đoàn, TCty mở quá rộng ngành nghề mới nhưng không liên quan đến ngành nghề chính, làm cho nguồn lực bị phân tán, rủi ro trong kinh doanh.

Việc sắp xếp, cổ phần hoá DNNN phải trên cơ sở cơ chế thị trường là tinh thần chỉ đạo trong kết luận của Bộ Chính trị nhằm chấn chỉnh hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, TCty nhà nước thời gian qua.

Bài học lớn

Theo chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, bài học lớn nhất của vụ sụp đổ tập đoàn kinh tế một thời được coi là hùng mạnh - Vinashin chính là bởi nguyên nhân nội tại trong cung cách điều hành của tập đoàn kinh tế nhà nước, khi được giao quá nhiều quyền lực và đồng vốn, nhưng lại buông lỏng kiểm soát. Việc đầu tư dàn trải, mua sắm tràn lan, không hiệu quả, đồng thời tham gia góp vốn vào quá nhiều Cty vượt quá khả năng kiểm soát của tập đoàn mẹ đã dẫn đến không kiểm soát được vốn, dẫn đến khoản nợ gần bằng tổng tài sản. Đây là bài học rất đau xót!

TS Nguyễn Minh Phong - Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội - cho rằng: “Khi đa dạng hóa đầu tư, nhất là trong các lĩnh vực mới mẻ, ít nhiều bản thân DN đánh mất đi lợi thế cạnh tranh vốn có của mình. DN rất dễ mắc sai lầm, thậm chí phải trả giá đắt do sự phân tán các nguồn lực, thiếu kỹ năng thẩm định công nghệ, thiếu các thông tin cập nhật, thiếu kinh nghiệm quản lý và phản ứng thị trường. Việc kiểm soát vốn vào hoạt động đa lĩnh vực là rất phức tạp, nếu làm không tốt thì sự thất thoát, lãng phí và khả năng đổ vỡ tài chính hoàn toàn có thể xảy ra. Các tập đoàn, TCty nhà nước xét cho cùng tiềm lực tài chính có hạn, nhưng đầu tư vốn dàn trải, sẽ buộc DN phải tìm đến các nguồn vốn mới, với những điều khoản thương mại ngặt nghèo. Điều này rất dễ đưa họ sa vào chiếc bẫy nợ nần…”.

Cạnh tranh trên cơ sở thị trường

Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, trên thực tế, các doanh nghiệp nhà nước lớn là các tập đoàn, TCty luôn dùng tiềm lực được Nhà nước dành nhiều ưu đãi để cạnh tranh với những DN nhỏ hơn trong một sân chơi thiếu bình đẳng, đã khiến các DN vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn, lại bị DN lớn bao sân khiến giá thị trường bị thao túng. Chẳng hạn, theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước, đến cuối tháng 7.2009, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) ngoài các sản phẩm, dịch vụ liên quan tới viễn thông và công nghệ thông tin, còn mở rộng sang lĩnh vực như dịch vụ quảng cáo, kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng và cơ khí điện lực, còn đầu tư 3.590 tỉ đồng (chiếm 4,82% vốn chủ sở hữu) sang lĩnh vực bất động sản, tài chính-ngân hàng. Tập đoàn Caosu Việt Nam (VRG) cũng không chịu bó khuôn trong lĩnh vực caosu, mà còn nhảy sang ngành cơ khí, quản lý khai thác cảng biển, vận tải, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ khách sạn, du lịch nội địa, quốc tế.

TĐ Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) cũng với sang lĩnh vực dịch vụ vận tải biển, thủy điện, tài chính, chế tạo cơ khí và dư nợ phải trả gấp hàng chục lần vốn chủ sở hữu; TCty Hàng hải (Vinalines) và TĐ Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đầu tư ra ngoài lĩnh vực chuyên môn lần lượt là 873,78 tỉ đồng (chiếm 11,8% vốn chủ sở hữu) và 1.786 tỉ đồng (chiếm 16,15% vốn chủ sở hữu).

Mới đây, trong một cuộc trả lời báo chí, một quan chức Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) cho biết: Hiện đầu tư ngoài ngành của tập đoàn này đến thời điểm 30.6.2010 chỉ còn chiếm 0,05% so với tổng tài sản và 1,9% so vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, tập đoàn đang tiến hành tái cơ cấu lại các đơn vị thành viên, chuyển một số lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành trước đây thuộc sở hữu của tập đoàn cho các DN này nắm giữ. Trước đó, tỉ lệ vốn đầu tư ra ngoài ngành của PVN chiếm xấp xỉ 10% trên tổng vốn điều lệ lên tới 118.000 tỉ đồng.

Các chuyên gia kinh tế khẳng định: Các DNNN hiện chiếm giữ tới hơn 50% tín dụng đầu tư Nhà nước, 70% tổng dư nợ quốc gia và hơn 80% tổng dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại, nhưng hiệu quả đầu tư so với lợi thế đều không cao, nếu không muốn nói là thấp nhất so với khu vực tư nhân và DN có vốn đầu tư nước ngoài. Bộ Chính trị yêu cầu: Thời gian tới, việc sắp xếp, CPH DNNN phải trên cơ sở cơ chế thị trường, các tập đoàn, TCty phải phối hợp với các DN thuộc các thành phần kinh tế trong nước để nâng cao năng lực cạnh tranh.

(Báo Lao Động)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Cung - cầu ngoại tệ sẽ cân bằng!
  • Trung tâm thị trường vàng đang dịch chuyển về phương Đông?
  • Giảm thuế hay tăng chi tiêu công?
  • Cốt lõi của hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả
  • Lãi suất huy động và cho vay bằng USD tương đối ổn định so với tháng 6/2010
  • Bất thường vốn FDI
  • Nở rộ phát hành trái phiếu
  • “Mù” với thông tin tốt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!