Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiểm soát chặt chất lượng tín dụng: Cho vay sẽ tăng chậm lại?

 
Với chính sách hỗ trợ lãi suất, kích cầu của Chính phủ, tăng trưởng tín dụng trên thực tế đã tăng nhanh, nhất là trong quý 2/2009 và sau 7 tháng đầu năm, mức tăng đã là 22,76% - Ảnh: Quang Liên.

Trước những động thái được phát đi từ Ngân hàng Nhà nước gần đây là hạ mục tiêu tăng trưởng tín dụng còn 25 - 27% và kiểm soát chặt chất lượng tín dụng, nhiều ý kiến cho rằng, hoạt động cho vay của các ngân hàng sẽ khó tăng mạnh trong thời gian tới.

Đầu năm 2009, Ngân hàng Nhà nước dự kiến mục tiêu tăng trưởng tín dụng của năm ở khoảng 21% - 23%, gần với mức tăng trong năm 2008. Với chính sách hỗ trợ lãi suất, kích cầu của Chính phủ, tăng trưởng tín dụng trên thực tế đã tăng nhanh, nhất là trong quý 2/2009 và sau 7 tháng đầu năm, mức tăng đã là 22,76%. 

Cho vay hỗ trợ lãi suất chững lại

Tại cuộc họp về công tác tín dụng gần đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu yêu cầu các ngân hàng phải kiểm soát tín dụng chặt chẽ, không được hạ thấp điều kiện tín dụng. 

Thống đốc cũng nhấn mạnh định hướng mở rộng tín dụng có hiệu quả đối với nền kinh tế, tập trung ưu tiên tín dụng cho lĩnh vực sản xuất, giảm tín dụng phi sản xuất.

Trước đó, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cũng đã có công văn yêu cầu các tổ chức tín dụng tiến hành tự kiểm tra, rà soát đối với hoạt động cho vay tiêu dùng với các nội dung: chấp hành quy định của Nhà nước, của Ngân hàng Nhà nước về cho vay tiêu dùng; việc áp dụng lãi suất thỏa thuận; việc tổ chức kiểm tra và chất lượng các cuộc kiểm tra trước, trong và sau của hoạt động cho vay tiêu dùng. 

Ngoài ra, trong 6 tháng cuối năm, cơ quan điều hành chính sách tiền tệ cũng cho biết sẽ thực hiện các biện pháp để kiểm soát cho vay đối với hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản, kiểm soát mức tăng các chỉ tiêu tiền tệ phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô.

Các biện pháp kiểm soát chặt chất lượng tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đã bắt đầu phát huy tác dụng khi dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất tăng khá chậm trong khoảng 1 tháng gần đây. 

Cụ thể, theo báo cáo từ các ngân hàng thương mại, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất bằng đến ngày 7/8 đã đạt 392.609,3 tỷ đồng, tăng 3.502,77 tỷ đồng (0,9%) so với ngày 30/7/2009.

Các ngân hàng không thể mạo hiểm

Theo ông Đào Trọng Khanh, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TienPhongBank), tốc độ tăng dư nợ chung của toàn hệ thống từ đầu năm đến nay đã là khá cao, lên tới 22,76% so với cuối năm 2008. 

Như vậy, từ nay đến cuối năm, “room” cho tăng trưởng tín dụng chỉ còn khoảng gần 5% nên các ngân hàng sẽ phải có sự điều chỉnh hoạt động cho vay theo hai định hướng của Ngân hàng Nhà nước. 

Thứ nhất là giảm tốc độ tăng dư nợ và thứ hai là quản lý rủi ro một cách chặt chẽ, đặc biệt là đối với cho vay tiêu dùng, cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán và cho vay bất động sản. 

Ông Khanh cũng đánh giá mặc dù tín dụng là một “liều thuốc” quan trọng giúp nền kinh tế chống đỡ lại khủng hoảng và suy thoái nhưng trước nguy cơ lạm phát, những động thái vừa qua của Ngân hàng Nhà nước là hoàn toàn hợp lý. 

Bên cạnh đó, có thể coi đây là những định hướng cho các ngân hàng trong việc quản lý chất lượng tài sản, kiểm soát rủi ro một cách tốt hơn sau một thời gian tăng mạnh tín dụng. 

Đồng tình với quan điểm của ông Khanh, ông Đàm Thế Thái, Giám đốc khối khách hàng cá nhân, Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBank) cho biết, các ngân hàng sẽ thận trọng hơn trong quá trình triển khai các hoạt động cho vay khi Ngân hàng Nhà nước đưa ra chủ trương kiểm soát chặt tín dụng và “đầu ra” của ngân hàng nhiều khả năng sẽ khó tăng mạnh như giai đoạn trước. 

Như ABBank cũng đã tăng cường kiểm soát đối với tín dụng tiêu dùng cũng như nguồn vốn vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán và bất động sản. 

“Các ngân hàng không thể mạo hiểm khi chủ trương đưa ra là kiểm soát chặt chất lượng tín dụng”, ông Thái nhận định. 

Tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần lớn thì cho biết, hoạt động cho vay của ngân hàng ông tăng mạnh từ cuối tháng 2/2009, nhưng đến hết tháng 5/2009 thì sự tăng trưởng này bắt đầu chững lại. 

Đối với các lĩnh vực có độ rủi ro cao như tín dụng cá nhân, đặc biệt là cho vay đầu tư, kinh doanh hoặc cầm cố chứng khoán và bất động sản, ngân hàng vẫn triển khai, nhưng kiểm soát chặt hơn so với 5 tháng đầu năm. 

“Với tín hiệu được phát đi từ phía Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng từ nay đến cuối năm sẽ ở mức hợp lý”, ông này cho biết.

Trong khi đó, mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng vẫn không có nhiều thay đổi, dù mức lãi suất huy động tại một số ngân hàng đã gần chạm trần cho vay ra.Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động ngân hàng trong tuần từ 31/7 - 6/8/2009, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước vẫn phổ biến ở mức 8,5 - 10%/năm; trung và dài hạn 10 - 10,5%/năm. 

Lãi suất cho vay VND của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần phổ biến ở mức 10 - 10,5%/năm; lãi suất cho vay sau khi trừ đi phần hỗ trợ lãi suất phổ biến ở mức 4,5 - 6%/năm; lãi suất cho vay thỏa thuận đối với các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng từ 12 - 16,5%/năm.

(Theo Tuấn Linh // VnEconomy)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Kiểm soát tín dụng để ngăn lạm phát
  • Linh hoạt chống tái lạm phát
  • Đồng đô la Mỹ vẫn được chuộng, vì sao?
  • Trung Quốc thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài
  • Lạm phát ở mức dưới hai con số không quá khó
  • Dân tài chính ngoại quốc ở châu Á hết thời sống xa hoa
  • Thu hút FDI sau suy thoái kinh tế: Cần có chiến lược mới
  • Mở ngân hàng ở Campuchia: Phương án nào để thâm nhập?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!