HSBC cho rằng, rủi ro lớn nhất của khu vực là việc tăng lãi suất, nhưng lo lắng này có vẻ khá xa. Philippines đã chứng minh những nghi ngờ về khu vực là không đúng chỗ, tăng trưởng sẽ bắt đầu từ nơi này.
Ngân hàng HSBC vừa công bố báo cáo về triển vọng thị trường châu Á quý 3/2014.
Theo đó, ngân hàng này nhận xét những nỗ lực kết hợp tại Châu Á đang cho thấy hiệu quả. Khi nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của mình giảm, các nền kinh tế tại Châu Á quay lại thị trường nội địa thông qua kích thích nhu cầu tiêu thụ nội địa cũng như đầu tư trong nước. Thế nhưng mô hình này đang gặp phải những thử thách tối đa do năng suất chậm chạp bắt đầu tác động lên tiến độ. Nhưng , HSBC khẳng định, chúng ta cũng nên nhớ rằng chỉ một điều đó thì không đủ để báo trước một cuộc suy thoái.
Lãi suất thấp và ổn định, thanh khoản dồi dào, lạm phát ổn định tạo điều kiện cho tăng trưởng mặc dù với tốc độ khá thất vọng. Tuy nhiên, sẽ khó mà thấy được các hoạt động tăng trưởng mạnh. Để giải quyết khó khăn này, HSBC cho rằng khu vực cần khẩn cấp thực hiện tái cấu trúc nhất là trong khi chúng ta còn cách xa mục tiêu trong khi lãi suất một lần nữa bắt đầu tăng.
Thật may mắn khi tại Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ và các nước nhỏ khác, các nhà chức trách đã bắt đầu thực hiện những bước cần thiết. Tuy nhiên họ cũng cần thận trọng bởi chúng ta còn phải nỗ lực ở rất nhiều mặt khác nếu muốn đảm bảo sự thịnh vượng tại Châu Á.
Hồi phục trước khó khăn
HSBC cho rằng tình hình không quá tệ như nhiều người nhận xét. Mới chỉ vài tháng trước, những tiêu đề báo lớn cho rằng Trung Quốc sẽ găp khó khăn vì các nợ xấu và niềm tin sụt giảm. Kinh tế Nhật bị sa lầy do nhà nước liên tục tăng thuế tiêu thụ. Ấn Độ dường như đóng băng bởi các bế tắc chính trị. Xuất khẩu trì trệ khi bản thân nền kinh tế Mỹ đi xuống.
Úc thì kinh ngạc trước sự mất ổn định của giá quặng sát và khi các nhà đầu tư trong ngành khai thác này bắt đầu thoái chuyển vốn và chính phủ mới bắt đầu xiết lại chi tiêu công. Tại Thái Lan, quân đội một lần nữa nắm quyền điều hành đất nước. Thậm chí Philippines, quốc gia phát triến nhất trong khối Châu Á vài năm qua cũng bất thình lình chao đảo.
Thế nhưng mọi thứ đột nhiên trở nên sáng sủa hơn. Trung Quốc tìm lại được cân bằng sau chương trình kích thích kinh tế mới. Trượt giá bất động sản thật sự là một thử thách lớn, nhưng các nỗ lực kiểm soát tốt đã ngăn chăn một cuộc trượt giá có thể còn tệ hơn. Các công ty Nhật đón nhận mức tiêu thụ sụt giảm với thái độ bình tĩnh trong khi chính phủ một lần nữa công bố các kế hoạch tái cấu trúc.
Ở Ấn Độ, đại diện các cử tri cũng đã lên tiếng rằng Thủ Tướng Modi hứa sẽ hành động một cách cương quyết. Xuất khẩu trong khu vực cũng bắt đầu vực dậy, mặc dù chưa thể hiện được vai trò đầu tàu mang lại sự thịnh vượng cho Châu Á như trong các thập kỷ trước.
Ở Úc, ngành xây dựng và kinh doanh nhà ở đang bù đắp cho các ngành khác đang trong tình trạng yếu kém. Tình hình tại Thái Lan cũng chuyển biến khi ít ra cho tới lúc này, chính phủ đã hoạt động lại. Và Philippines đã chứng minh những nghi ngờ không đúng chỗ, tăng trưởng của Châu Á sẽ bắt đầu tăng tốc từ nơi này.
Trong sáu tháng cuối năm 2014, mọi hoạt động kinh tế trên khắp Châu Á sẽ bắt đầu phục hồi khi niềm tin tăng trở lại. Mặc dù chúng tôi hạ tăng trưởng của phần lớn các nền kinh tế châu Á trong năm nay, điều đó phản ánh các hoạt động chậm chạp trong những tháng vừa qua. Châu Á, một lần nữa thể hiện khả năng hồi phục đáng ngưỡng mộ và trong năm tới có thể còn khá hơn.
Cần những thay đổi
Nhưng theo HSBC, dường như chúng ta còn bỏ sót điều gì đó. Tăng trưởng có phục hồi nhưng không thể quay lại tốc độ trước kia. Theo kinh nghiệm trong quá khứ, châu Á chỉ đang trải qua một đợt phục hồi nhẹ theo chu kỳ. Nợ gia tăng bao phủ các nền tảng cơ bản đang ngày càng xấu đi. Năng suất giảm đòi hỏi vay nợ nhiều hơn để có thể tăng tốc. Điều này không bền vững. Nhìn vào mặt tích cực thì mọi thứ vẫn đang đi đúng hướng. Các biện pháp đổi mới cũng đã được nêu lên trước khi các hạn chế gây thêm tổn thất khác cho kinh tế.
Rủi ro lớn nhất là việc tăng lãi suất, nhưng lo lắng này có vẻ khá xa. Lạm phát ở Châu Á nhìn chung vẫn còn trong tầm ổn định. Giá thực phẩm trong các tháng tới có thể tăng do nhiều dự báo về đợt El Niño kéo dài. Ở Ấn Độ và nhiều khu vực Châu Á khác, các ngân hàng nhà nước có thể có hành động can thiệp nhưng mức tăng sẽ rất nhỏ nên khó tác động tới tăng trưởng. Do nhu cầu mờ nhạt, giá cả sẽ khó thay đổi.
Xa hơn nữa, các chính sách cần đủ linh hoạt để tạo ra hỗ trợ. Việc giảm dần tiến tới chấm dứt chương trình mua trái phiếu của FED đã đi được hơn nửa quãng đường nhưng lãi suất vẫn thấp hơn năm ngoái. Việc thắt chặt ngay lập tức có thể không xảy ra trong thời gian sắp tới. Trong lúc đó, Ngân hàng Trung Uơng Châu Âu (ECB) lại đi theo một hướng ngược lại và có khả năng sẽ còn tiếp tục con đường này. Ngân hàng trung ương Nhật Bản cũng đang hoạt động tích cực.
Trong khi chúng ta không kỳ vọng một sự nới lỏng cho tới tận năm sau, thanh khoản đang ở tình trạng rất tốt trong phần còn lại của khu vực. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng đang nới lỏng kiểm soát, dù là tạm thời nhưng rất hiệu quả. Điều tích cực nhất có lẽ là cải cách cuối cùng cũng đã được thực hiện.
Tất nhiên chúng ta có thể dễ bỏ ngoài tai các hứa hẹn của những nhà chính trị. Nhưng nhìn kỹ hơn, những thay đổi đang thực sự xảy ra tại ba khu vực kinh tế lớn nhất Châu Á gồm: Trung Quốc, Nhật và Ấn Độ. Tại Indonesia, chính phủ mới cũng được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều khác biệt trong lúc Việt Nam đã triển khai các kế hoạch đổi mới, tuy có vẻ chậm nhưng vẫn kiên trì. Vẫn còn quá sớm để bàn về thành quả nhưng chúng ta đã đặt được những bước chân đầu tiên trên con đường dài và nhiều gian nan đi tìm lại sự thịnh vượng cho Châu Á.
Ngọc Toàn
Theo Trí Thức Trẻ//CafeF
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com