Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãi chảy về phía doanh nghiệp

Tổng kết một năm sản xuất, kinh doanh gạo, nhiều công ty lương thực đều có kết quả khả quan, lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, một năm qua cuộc sống của người trồng lúa vẫn bấp bênh khi giá mua lúa không đủ bù đắp chi phí đầu vào.

Một nghịch lý doanh nghiệp lãi to và người trồng lúa cứ mãi nghèo tồn tại từ năm này qua năm khác.

Năm 2010, lợi nhuận mà Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) thu được từ kinh doanh, xuất khẩu gạo đạt hơn 1.450 tỉ đồng. Một con số ấn tượng khiến lãnh đạo Vinafood 2 cũng bất ngờ trước tình hình lúa gạo thế giới trải qua một năm đầy biến động.

Lãi vượt kế hoạch 600 tỉ đồng

Tại hội nghị tổng kết tình hình kinh doanh năm 2010 của Vinafood 2 diễn ra mới đây, ông Huỳnh Văn Thông, Phó Tổng giám đốc Vinafood 2, cho biết tất cả chỉ tiêu đạt được của tổng công ty đều vượt kế hoạch đề ra. Theo đó, tổng lượng gạo bán ra của Vinafood 2 đạt hơn 4 triệu tấn gạo. Trong đó xuất khẩu gạo của tổng công ty hơn 3,1 triệu tấn, thu về khoảng 1,5 tỉ USD, chiếm hơn 50% xuất khẩu gạo của cả nước.

Theo ông Thông, năm qua đầy biến động nhưng nhiều công ty thành viên của Vinafood 2 vẫn xuất khẩu và thu về lợi nhuận lớn trong kinh doanh. Tiêu biểu là Công ty Lương thực Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bình Định... Lợi nhuận trước thuế các công ty có vốn đầu tư của Vinafood 2 đạt hơn 276 tỉ đồng; các công ty cổ phần mà Vinafood 2 chi phối lãi 153 tỉ đồng; các công ty cổ phần liên kết lãi 122 tỉ đồng... “Kế hoạch lợi nhuận năm 2010 của tổng công ty đề ra chỉ 862 tỉ đồng nhưng trên thực tế đạt hơn 1.450 tỉ đồng, vượt gần 600 tỉ đồng. Một con số đầy ấn tượng!” - ông Thông hồ hởi phát biểu.

Thị trường mở rộng

Ông Trương Thanh Phong, Tổng Giám đốc Vinafood 2, kiêm Chủ tịch Hiệp hội Lương thực VN (VFA), cho biết năm 2010, ngoài việc giữ được thị trường truyền thống thì xuất khẩu gạo còn tìm được bạn hàng mới như Indonesia, Bangladesh… Indonesia trước đây không nhập nhưng dự kiến nhập 1,5 triệu tấn gạo trong năm 2010, 2011 khiến thị trường sôi động hẳn lên. Bangladesh trước đây không mua gạo VN thì năm qua cũng mua 400.000 tấn và dự kiến trong năm nay sẽ nhập khẩu một số lượng rất lớn.

Theo ông Phong, năm 2010 xuất khẩu gạo của VN đạt 6,8 triệu tấn gạo với giá trị hơn 3,2 tỉ USD, cao nhất từ trước tới nay. Doanh nghiệp gạo VN đang dần thống lĩnh ở nhiều thị trường, điển hình như Hong Kong. Riêng tháng 1-2011, doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu hơn 600.000 tấn gạo. Thậm chí có nhiều doanh nghiệp do dự ký đơn hàng vì sợ giá gạo sẽ diễn biến phức tạp theo chiều hướng tăng cao.

Người nông dân vẫn nghèo

Phát biểu của ông chủ tịch VFA có thể thấy năm qua là năm đầy thắng lợi xuất khẩu các doanh nghiệp gạo. Tuy nhiên, trong sự thành công đó bóng dáng lợi nhuận dành cho người trồng lúa quá ít.

 

Ngược lại, trong năm qua giá thu mua lúa trong nước có lúc rớt thê thảm. Điển hình như thời điểm tháng 7-2010, giá lúa tại ruộng chỉ còn 3.000-3.200 đồng/kg, dù theo tính toán giá mua phải 3.900-4.000 đồng/kg thì người nông dân mới có lãi. Lúa trong nước rớt giá thảm bại khiến Chính phủ phải có quyết định thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo phần nào cứu vớt lợi nhuận cho bà con nông dân. Giá lúa chỉ thực sự tăng cao hơn 5.000 đồng/kg vào thời điểm cuối năm 2010 nhưng lúc đó người nông dân đã không còn lúa.

Ông Trần Đức Tụng, nguyên là chuyên viên Vụ Kế hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), cho biết khác với các mặt hàng nông sản như cà phê, tiêu, điều…, xuất khẩu gạo của VN duy trì theo tình trạng độc quyền và tập trung vào hai tổng công ty lớn là Vinafood 1, 2. Do đó, lợi nhuận lớn của hai tổng công ty này từ cơ chế độc quyền mà ra.

Theo ông Tụng, giá lúa gạo trong nước vẫn tăng đều qua các năm nhưng thực tế không theo kịp giá thị trường và không đủ bù đắp chi phí đầu vào (phân bón, giống, thuốc trừ sâu) ngày càng tăng cao. “Trước đây có lúc giá gạo xuất khẩu gạo chỉ 130 USD/tấn gạo nhưng nay lên tới 400-500 USD/tấn gạo. Tuy nhiên, đồng tiền Việt Nam ngày càng mất giá, cộng với chi phí đầu vào, vật tư nông nghiệp ngày càng tăng nên giá lúa tăng không có nghĩa cuộc sống của người nông dân được cải thiện. Chưa kể trước vụ thu hoạch, người nông dân phải bán lúa non giá rẻ để có tiền trang trải vay nợ ngân hàng, đại lý” - ông Tụng nói.

(Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Tìm đến sự phát triển bền vững
  • “Đua” lãi suất huy động USD
  • Vì sao Trung Quốc đổ tiền vào châu Âu?
  • Năm 2011: Vàng, bất động sản sẽ thu hút đầu tư?
  • Châu Phi: Nhiều tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Thị trường căn hộ năm 2011: Cạnh tranh khốc liệt
  • Dự báo lãi suất giảm mạnh quý III/2011
  • Năm 2011: Thị trường bất động sản Hà Nội có nổi “sóng”?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!