Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãi suất thị trường: Vững xu thế bình ổn

Dấu hiệu hạ nhiệt lãi suất trên thị trường liên ngân hàng các ngày qua cùng với khả năng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) duy trì khối lượng tiền cung ứng ra ở mức khá lớn trên thị trường mở trong các ngày tới, cho thấy quyết tâm duy trì sự ổn định mặt bằng lãi suất mới trong thời gian tới.

Hạ nhiệt tích cực

Dấu hiệu hạ nhiệt lãi suất vay vốn giữa các ngân hàng với nhau trên thị trường liên ngân hàng càng trở nên rõ ràng hơn vào tuần ngày cuối 17.12, khi lãi suất cho vay qua đêm giảm mạnh từ mức 12,05% (ngày 15.12) xuống còn 10,62%/năm (ngày 17.12) và chạm mức 10,29% vào phiên cuối tuần. Đây là mức giảm sâu tích cực nhất trong nhiều tuần qua và giảm mạnh so với mức đỉnh trên 13% của tuần trước đó. Các số liệu phân tích được CTCK Bảo Việt (BVSC) công bố cho thấy, lãi suất trung bình trong tuần qua ở kỳ hạn qua đêm giảm nhẹ 0,5% từ mức 12,4% của tuần trước đó về mức 11,9% trong tuần vừa rồi, kỳ hạn 1 tuần giảm từ 13,26% về mức 13,09%, trong lúc kỳ hạn 2 tuần hầu như được giữ nguyên ở mức 13,4%.

Sự giảm nhẹ trở lại của lãi suất trên thị trường liên ngân hàng được cho là kết quả tích cực của những biện pháp bình ổn lãi suất trên thị trường huy động cũng như hoạt động bơm hút vốn nhịp nhàng qua thị trường mở của NHNN. Những biện pháp này thực tế giúp mặt bằng lãi suất nhanh chóng hạ nhiệt trong các ngày qua và tránh một cuộc chạy đua lãi suất trong hệ thống ngân hàng. Hỗ trợ cho thị trường liên ngân hàng, biện pháp hỗ trợ bơm hút vốn hợp lý cho các ngân hàng tiếp tục được NHNN thực hiện trong nhiều tuần qua. Sau những phiên bơm ròng 2 tuần trước với tổng trị giá lên tới hơn 12.000 tỉ đồng (theo số liệu được BVSC đưa ra), NHNN bắt đầu quay trở lại trạng thái hút ròng trong tuần vừa rồi với giá trị 5.000 tỉ đồng - chủ yếu trong ba phiên cuối tuần. Con số này, theo thống kê của CTCK Thăng Long (TLS) là 5.300 tỉ đồng. Hoạt động hút vốn ròng này của NHNN được sự hỗ trợ thuận lợi không nhỏ của việc lãi suất hạ nhiệt trở lại trên thị trường liên ngân hàng.

Linh hoạt hai thị trường

Cùng với việc quay lại trạng thái hút ròng, lãi suất đấu thấu qua thị trường mở cũng được NHNN nâng lên mức 10%/năm cho kỳ hạn 7 ngày thay cho mức 9% trước đó. Đây là tuần thứ hai liên tiếp NHNN nâng lãi suất thị trưởng mở và theo TLS, diễn biến này thể hiện quyết tâm trong việc thắt chặt tiền tệ, dù rằng có thể càng gây thêm áp lực cho các ngân hàng nhỏ. Trong khi đó, BVSC nhìn nhận đây là động thái hợp lý khi mặt bằng lãi suất huy động trên thị trường tổ chức và dân cư đã được thiết lập ở mức cao mới. Thêm một tín hiệu tích cực là dự kiến trong tuần này, sẽ có một lượng tiền rất lớn đến hạn thu về qua thị trưởng mở và BVSC dẫn con số 103.000 tỉ đồng. Chính với lượng tiền này, NHNN nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì khối lượng tiền cung ứng ra ở mức khá lớn và ít nhất tương đương với tuần trước. Giao dịch qua thị trường mở trong các phiên sắp tới theo đó cũng được dự đoán sẽ đạt doanh số rất lớn. Thêm vào đó, nếu tình hình lãi suất liên ngân hàng tiếp tục diễn biến theo chiều hướng bình ổn như các tuần vừa qua, hoạt động điều hành thị trường mở của NHNN sẽ có thêm nhiều điểm thuận lợi.

Dẫu vậy cũng có lo ngại rằng, với mức chênh lệch lãi suất khá hấp dẫn hiện nay giữa hai thị trường liên ngân hàng và thị trưởng mở, các ngân hàng nhỏ có thể gặp nhiều áp lực. Cụ thể chênh lệch 3,09% giữa lãi suất kỳ hạn 1 tuần trên thị trường liên ngân hàng (13,09%) với lãi suất vay qua thị trường mở kỳ hạn 7 ngày (10%) được coi là khá hấp dẫn. Điểm mấu chốt, theo TLS là các ngân hàng lớn nắm phần lớn lượng trái phiếu chính phủ. Nhóm này theo đó sẽ dễ dàng đi vay trên thị trường mở rồi cho vay lại trên thị trường liên ngân hàng để kiếm lợi. Ngân hàng lớn sẽ giữ lãi suất liên ngân hàng ở một mức chênh nhất định so với lãi suất thị trường để đảm bảo lợi nhuận. Trường hợp lãi suất thị trường mở tăng sẽ kéo theo khả năng làm tăng lãi suất liên ngân hàng. TLS dẫn nhận định cho rằng, điều này sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng nhỏ trong việc huy động thanh khoản và có thể đe dọa đến việc đồng thuận trần lãi suất huy động vừa đạt được.

(Báo Lao Động)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Lãi suất biến tướng tinh vi
  • Quản lý chất lượng công trình xây dựng: Cần một tổng chỉ huy
  • Bất động sản du lịch: Thực hiện ít, đăng ký nhiều
  • Di dời đại học ra ngoại ô: Tìm đâu ra đất “sạch”?
  • Bất động sản: Dồn dập tạo “sóng” cuối năm
  • Thị trường BĐS Hà Nội: “Loạn giá” vì đâu?
  • Hoãn nợ cho Vinashin, ngân hàng còn có lợi
  • Bài 2: Vì sao doanh nghiệp “hững hờ” với nhà cho thuê?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!