Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãi tăng, ngân hàng “đóng sổ”?

Chỉ sau đúng một tuần, các tính toán cho thấy bình quân lãi suất huy động VND của gần 40 ngân hàng thương mại (NHTM) trên cả nước đạt mức tăng tới 1,1%/năm sau các điều chỉnh lớn ở một vài ngân hàng.

Cuộc đua thêm nóng

Ước tính, mức lãi suất huy động trung bình của 37 NHTM ở kỳ hạn từ 1 tháng đến 36 tháng lĩnh lãi cuối kỳ đến cuối tuần qua đã tăng lên 12,2%/năm, cao hơn khoảng 1,1%/năm so với trung bình lãi suất vào cuối tuần trước. Trong đó, mức lãi suất trung bình cao nhất hiện đang tập trung vào các kỳ hạn 2, 3 và 12 tháng với lãi suất trung bình lần lượt là 12,36%/năm, 12,35%/năm và 12,3%/năm. Một diễn biến đáng chú ý là chỉ sau một thời gian ngắn, hiện đã có hàng chục NHTM cổ phần đưa lãi suất một số kỳ hạn gửi tiền chủ chốt lên quanh mức 13%/năm. Cá biệt có một vài  ngân hàng nhỏ đưa lãi suất huy động lên mức 14-14,5%/năm.

Diễn biến này chính là lý do đẩy bình quân lãi suất huy động của các kỳ hạn trong tuần qua tăng thêm 1,1%/năm. Trong khi đó, theo một số thông tin phản ánh, một vài NHTM cổ phần quy mô nhỏ mới đây đã đưa lãi suất tiết kiệm kỳ hạn ngắn lên tới 16%/năm. Đây cũng là mức lãi suất huy động VND cao nhất được thiết lập kể từ khi lãi suất liên tục được các ngân hàng điều chỉnh từ đầu tháng 11.2010 đến nay. Lãi suất đầu vào tăng cao tác động mạnh đến lãi suất cho vay đối với một số lĩnh vực, đặc biệt là đối với nhiều nhóm sản xuất kinh doanh và vay vốn tiêu dùng. Các tìm hiểu cho thấy, lãi vay VND cao nhất trên thị trường đối với nhóm vay tiêu dùng hiện lên mức 21%/năm.

Nhận định về diễn biến lãi suất VND tăng cao trong vòng một tháng trở lại đây, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu cho rằng, đây là giải pháp nhằm giảm áp lực về cán cân thanh toán tổng thể của nền kinh tế. Trong hai giải pháp đưa ra là tăng dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng và tăng lãi suất, giải pháp tăng lãi suất, theo người đứng đầu NHNN, là giải pháp hợp lý vì lợi ích của cả nền kinh tế. Tại cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ hôm 2.12, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cũng cho rằng, lãi suất cạnh tranh sẽ ngày càng giảm xuống vào thời điểm khi nền kinh tế ổn định.

Tạm dừng cho vay?


Tuy nhiên, theo như tìm hiểu, với việc đẩy lãi suất cho vay tăng cao đồng loạt việc điều chỉnh lãi suất đầu vào, một số NHTM cổ phần nhỏ dường như muốn gửi đi thông báo tạm dừng cho vay trong thời gian trước mắt. Thực tế, tại một số địa bàn lớn, tăng trưởng tín dụng cũng đã gần như chạm mốc tăng trưởng mục tiêu chung 25% được đưa ra cho cả năm. Như tại địa bàn TPHCM, đến hết tháng 11 vừa qua, tổng dư nợ tín dụng ước đạt tới 688,1 nghìn tỉ đồng, tăng 2,3% so tháng trước và tăng 24,2% so cùng kỳ năm 2009. Trong đó, dư nợ tín dụng của các NHTM cổ phần chiếm 45,1% trong tổng dư nợ, tăng 32,9% so cùng kỳ. Tuy nhiên, tăng trưởng dư nợ tín dụng giữa ngoại tệ và VND vẫn có mức chênh lệch đáng kể như nhiều tháng trước đó.

Cụ thể dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TPHCM tính đến cuối tháng 11 tăng tới 39,3% so  với cùng kỳ, trong khi dư nợ tín dụng bằng VND chỉ tăng 18,4% so với cùng kỳ. Một diễn biến đáng chú ý là trong tổng dư nợ tín dụng TPHCM, dư nợ tín dụng trung dài hạn tăng tới 29,3% và chiếm 39,8% tổng dư nợ trong lúc dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm 49,9%, tăng 18,3% so với cùng kỳ. Cùng với tốc độ tăng tín dụng, tổng vốn huy động của các TCTD trên địa bàn TPHCM đến cuối tháng 11 cũng đạt mức tăng lớn với con số 26,9% so với  cùng kỳ năm 2009. Trong đó các NHTM cổ phần chiếm ưu thế với chiếm 56% tổng vốn huy động, tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 41,7% so với cùng kỳ. Góp vào mức tăng chung, cả tăng trưởng huy động vốn ngoại tệ và VND trên địa bàn TPHCM đều có được mức tăng lớn so với cùng kỳ 2009, khi lần lượt tăng 31,2% và 25,5% so với cùng kỳ.

(Báo Lao Động)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Khi chủ đầu tư công trình bắt tay với giới đầu cơ
  • Lợi ích của đồng “đô” yếu: Lý thuyết và thực tế
  • Nghịch lý của sự tăng trưởng
  • Bất động sản Hà Nội: "Gặt hái" thêm 10-20 năm nữa?
  • Cắn răng chịu phạt hợp đồng vì khan USD
  • Bất động sản cao cấp hết "duyên" nhà tiếp thị ngoại
  • “Bán nhà trên giấy”: Chính phủ cấm, Tổng cục Thuế nói không!?
  • “Ép” thanh toán tiền mua nhà theo giá USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!