Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãi USD chuyển biến “lạ”

Dù thị trường ngoại tệ được nhìn nhận đang trong trạng thái dư cung với mức dư thừa được hoán đổi cho NHNN lên đến 600 triệu USD, lãi suất huy động USD cá biệt vẫn đang được một vài NHTM đưa lên mức cao nhất trong hơn 1 năm trở lại đây.

Lặng lẽ tăng trần

Kết thúc ba tuần đầu tiên của tháng 6, lãi suất huy động USD từ nhóm khách hàng cá nhân của hệ thống các NHTM nói chung theo phân tích của NHNN là ít có biến động so với nhiều tuần trước đó. Mức lãi suất phổ biến nhất hiện nay tại nhóm các NHTM nhà nước theo đó tạm dừng ở ngưỡng 3,4-3,5% đối với kỳ hạn 3 tháng, 3,5-3,8%/năm đối với kỳ hạn 6 tháng, 3,5-4,2%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng và kỳ hạn trên 12 tháng có mức lãi suất 3,8-4,3%/năm. Cao hơn chút đỉnh tại nhóm các NHTM cổ phần, biểu lãi suất tương ứng hiện lần lượt là 3,5-4,2%/năm dành cho kỳ hạn 3 tháng, 3,6-4,4%/năm dành cho kỳ hạn 6 tháng, 4,-4,7% dành cho kỳ hạn 12 tháng và kỳ hạn trên 12 tháng có mức lãi suất 4-5%/năm.

Song ở trong mức chung phổ biến này, lãi suất huy động USD vẫn chứng kiến những bước điều chỉnh tăng dần về độ nóng. Tạm tính từ thời điểm 23.6, SHB là NHTM đầu tiên tiến hành lãi suất tiết kiệm bậc thang USD đối với các khách hàng cá nhân. Trong đó lãi suất tiết kiệm bậc thang theo số tiền ở các kỳ hạn được điều chỉnh tăng 0,1- 0,2% và qua đó đưa lãi suất cao nhất của sản phẩm này lên mức 5%/năm, thay vì mức 4,8%/năm như trước.
 
Ngay sau SHB, LienVietBank cũng công bố các điều chỉnh khá mạnh về lãi suất huy động USD. Không chỉ áp dụng một mức lãi suất huy động cao nhất, 5,25%/năm cho kỳ hạn 36 tháng, có đến 5 kỳ hạn gửi tiền khác từ 6 tháng đến 24 tháng được chào lãi suất tăng dần từ 5%/năm đến 5,15%/năm.

Phó Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ LienVietBank – ông Nguyễn Đức Hưởng còn cho hay, tiếp sau chương trình phát hành kỳ phiếu USD lãi suất cao nhất tới 5,15%/năm, NH này đang có kế hoạch triển khai một loạt các chương trình huy động như chứng chỉ tiền gửi hay các chương trình tiết kiệm với lãi suất hấp dẫn khác.

Dẫu vậy, ABBank cho đến nay vẫn là ngân hàng giữ đỉnh lãi suất huy động USD cao nhất trên thị trường (5,5%/năm) vốn được thiết lập từ ngày 18.6 đến nay. ABBank đồng thời cũng là NHTM đang áp dụng mức lãi suất huy động từ 5%/năm trở lên cho nhiều kỳ hạn huy động nhất trong hệ thống các NHTM. Ngoài mức lãi suất 5,5%/năm cho kỳ hạn 48 tháng, có đến 13 kỳ hạn huy động khác từ 6 tháng đến 60 tháng có lãi suất trong khoảng 5-5,45%/năm.

Thanh khoản vẫn tốt

Như đã viết, dù tạo nên một cú sốc nhẹ đối với thị trường huy động vốn USD song mức lãi suất của một vài NHTM cổ phần nêu tên trên đây không phản ánh được mặt bằng lãi suất huy động chung trên thị trường.

Thực tế ngoài ABBank và LienVietBank có áp dụng lãi suất huy động USD vượt ngưỡng 5%/năm, hiện chỉ có 5 NHTM cổ phần khác áp dụng biểu lãi suất niêm yết cao nhất đến 5%/năm.

Phần động các NHTM còn lại, bao gồm cả nhóm nhà nước và cổ phần đều đang khống chế lãi suất huy động USD thấp hơn mức 4,9%/năm. Như nhiều nhận định, biểu lãi suất huy động ra sao sẽ phản ánh thực tế tình hình nguồn vốn và khả năng thanh khoản của mỗi ngân hàng.

Phần đông các NHTM hiện đều “hài lòng” và ít thay đổi biểu lãi suất huy động của mình được cho là do thị trường ngoại tệ đang trong trạng thái dư cung thể hiện qua việc các NHTM ngày càng tăng cường bán ngoại tệ cho NHNN.

Con số chính thức được Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối NHNN – ông Nguyễn Quang Huy, công bố cuối tuần qua cho thấy, chỉ tính riêng ngoại tệ dư thừa trong hoạt động huy động và cho vay ngoại tệ được các NHTM thực hiện giao dịch hoán đổi với NHNN là khoảng 600 triệu USD.

Khi mà nguồn ngoại tệ nhàn rỗi vẫn còn tương đối dồi dào, không có lý gì các NHTM lại tìm cách đẩy mạnh huy động thông qua việc tăng lãi suất. Diễn biến lạ trong biểu lãi suất huy động USD cũng có thể không khác mấy đối với tình hình lãi suất huy động VND khi từng được một vài NHTM đẩy lên lên mức 11,99%/năm.

(Báo Lao Động)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Đua phát hành trái phiếu chuyển đổi
  • Tín dụng tiêu dùng không tăng, vì sao?
  • Kinh tế 2010: Chọn lựa giữa tăng trưởng và lạm phát
  • “Mác” ngoại, vốn nội
  • Lo ngại biến động tỷ giá là không có cơ sở
  • Đất Long An sốt thật hay ảo?
  • Doanh nghiệp vừa mừng vừa lo khi Trung Quốc nới tỷ giá
  • Tại sao nên đầu tư vào vàng trong thời điểm này?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!