Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãi vay giảm có... trọng điểm

Dù người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước khẳng định sẽ sớm tung ra các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu giảm lãi suất cho vay, mức lãi vay kỳ vọng 17-19% có thể đạt được sẽ chỉ dành cho một nhóm các khách hàng riêng biệt thay vì một mặt bằng lãi vay chung.   

Từ mục tiêu đến thực tế


Mục tiêu giảm lãi suất cho vay đối với nhóm khách hàng nói trên, theo Thống đốc NHNN – ông Nguyễn Văn Bình - được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố thuận lợi; bao gồm tình hình thanh khoản tốt của hệ thống ngân hàng tốt, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ổn định ở mức thấp (trong khoảng 12-15%/năm), chỉ có một số ít TCTD có sự mất cân đối lớn giữa nguồn và sử dụng nguồn, và bản thân các ngân hàng cũng muồn giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp (DN) lành mạnh.

Các giải pháp theo như người đứng đầu NHNN, sẽ vẫn đảm bảo thực hiện tăng trưởng tín dụng của hệ thống không vượt quá 20% và tổng phương tiện thanh toán ở mức khoảng 15-16% trong năm nay.

Thực tế mục tiêu giảm lãi suất đối với nhóm khách hàng sản xuất kinh doanh mà tân thống đốc đưa ra đang được sự hậu thuẫn tích cực từ chính các chương trình cấp tín dụng ưu đãi mà một loạt các NHTM đưa ra thời gian gần đây. Các chương trình này xuất hiện lẻ tẻ từ trong tháng 7 và bắt đầu trở nên dầy đặc từ đầu tháng 8 đến nay. Có thể dễ dàng tìm thấy các chương trình cho vay với nhiều ưu đãi về lãi suất và điều kiện vay vốn tại các ngân hàng lớn như Sacombank, Eximbank, Vietinbank, Techcombank, ACB hay Vietcombank.

Song như đã từng viết, mức giảm lãi suất mà một số NHTM như áp dụng đối với các nhóm khách hàng riêng biệt của mình dù có thể là lớn (1-1,5%/năm) vẫn không đủ mang lại các hiệu ứng rõ rệt đối với mặt bằng lãi suất cho vay tiền đồng nói chung. Chưa kể như nhiều nhận định cho rằng, một số ngân hàng thực chất đang phải tự giải quyết nguồn vốn ứ đọng của mình trong bối cảnh tín dụng tiền đồng đóng băng và các DN quay lưng vì lãi suất quá cao...

Cơ hội cho vốn VND

Theo đánh giá của Marc Djandji – Giám đốc Phòng nghiên cứu của Cty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) trong báo cáo mới đây nhất, NHNN đã chuyển hướng mục tiêu chính sách tiền tệ từ ổn định sang cân bằng giữa mục tiêu ổn định và lạm phát trước tình hình lãi suất quá cao gây khó khăn cho sản xuất cùng với những lo ngại về tỉ lệ nợ xấu gia tăng. Cộng với mức giảm 0,19% trong tháng 7, chính sách thắt chặt tiền tệ khiến tăng trưởng tín dụng chậm lại đáng kể khi chỉ tăng 7,57% trong các tháng đầu năm.

Trong đó đối nghịch với sức tăng yếu của tín dụng VND (giảm 0,88% trong tháng 7), tăng trưởng tín dụng cả năm chủ yếu được dẫn dắt bởi tín dụng bằng ngoại tệ. Trong thời gian tới đây, cùng với các chính sách thắt chặt tín dụng ngoại tệ ban hành từ đầu năm, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ được cho sẽ chậm lại do rủi ro về tỉ giá gia tăng từ nay đến cuối năm.

Bản báo cáo của VCSC cho rằng, NHNN định hướng giảm lãi suất tiền đồng là nhằm đưa mục tiêu tăng trưởng tín dụng và cung tiền là 20% và 15-16%/năm. Thanh khoản tiền đồng trong nền kinh tế theo đó được kỳ vọng sẽ cải thiện đáng kể hơn bắt đầu từ tháng 9 do dư địa tăng trưởng tín dụng từ nay đến cuối năm còn tới 12-13%.

Để đạt được mục tiêu giảm lãi vay tiền đồng đối với nhóm khách hàng sản xuất kinh doanh xuống còn 17-19% như trên, trong thời gian tới NHNN chắc chắn sẽ phải đưa ra và thực hiện các chính sách cụ thể. Một số các tổ chức đầu tư kỳ vọng NHNN sẽ thực hiện hỗ trợ thanh khoản thông qua kênh tái cấp vốn hoặc kênh thị trường mở.

Thêm vào đó, NHNN có thể thay đổi quy định về tỉ lệ huy động trên thị trường liên ngân hàng không được vượt quá 20% của huy động trên thị trường sơ cấp. Trong khi đó với các điều chỉnh mà NHNN có thể sẽ thực hiện trong thời gian tới nhằm liên thông thị trường sơ cấp với thị trường liên ngân hàng, lãi suất thấp trên thị trường liên ngân hàng sẽ có tác động làm giảm lãi suất trên thị trường sơ cấp. Dĩ nhiên với những lo ngại về lạm phát vẫn gia tăng cùng với rủi ro trên thị trường ngoại hối vẫn tiếp diễn, mục tiêu giảm lãi suất cho vay tiền đồng xuống 17-19% theo như một số đánh giá sẽ khó trở thành hiện thực trong tương lai gần.

(Báo Lao Động)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Cần lành mạnh hoá và tuân thủ quy luật thị trường
  • Cứ khó khăn lại xin... giải cứu
  • Nhà thu nhập thấp: Giá cao làm sao đi vào đời sống?
  • Thông điệp đầu tiên cho tín dụng ngoại tệ
  • TS Đinh Thế Hiển: Tỷ giá cuối năm có thể lên đến 22.500 VND
  • Thâu tóm doanh nghiệp qua sàn : Nguy nhiều hơn cơ !
  • Thắt chặt tiền tệ đến mức nào?
  • Khó khăn bủa vây doanh nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!