Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhà thu nhập thấp: Giá cao làm sao đi vào đời sống?

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Trong bối cảnh ảm đạm của thị trường bất động sản, những tưởng phân khúc nhà ở thu nhập thấp sẽ phần nào dành được sự quan tâm và chiếm ưu thế hơn so với các dự án nhà ở thương mại.

Tuy nhiên, điều đó chỉ có ở giai đoạn đầu và với một số dự án nằm trong khu vực đắc địa như CT1 Ngô Thì Nhậm, Kiến Hưng ở Hà Đông hay Đặng Xá ở Đông Anh…

Từ đầu năm 2011 đến nay, sức hút từ các dự án nhà ở thu nhập thấp đã giảm hẳn. Ở nhiều dự án, hồ sơ đăng ký mua nhà chưa đủ lấp đầy nguồn cung căn hộ. Bằng chứng là nhiều chủ đầu tư tiếp tục gia hạn thời gian nộp hồ sơ, kéo dãn hạn nộp tiền và chật vật huy động để tiếp vốn triển khai xây dựng.

"Cũng là khó khăn chung của toàn khối xây dựng và kinh doanh bất động sản, trong bối cảnh thắt chặt tiền tệ, tài chính nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Đây một trong những lý do quan trọng khiến nhiều dự án đang bị đình đốn, sản xuất ximăng trong 4 tháng qua liên tục giảm, sắt thép tồn kho, lượng bê tông tồn đọng tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước và đã diễn ra tình trạng công nhân phải nghỉ việc ở nhiều công trình, nhiều dự án xây dựng,” Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết.

Tuy nhiên, thực tế cũng chỉ ra rằng. khó khăn của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở thu nhập thấp lại xuất phát từ các yếu tố chủ quan là chính. Nhiều sản phẩm vẫn còn ở mức giá cao, nên khó đi vào đời sống và chưa đáp ứng được các yêu cầu thực tế.

Thực tế, các doanh nghiệp đầu tư nhà ở thu nhập thấp đang được hưởng khá nhiều ưu đãi từ Nhà nước như miễn tiền sử dụng đất, hưởng ưu đãi thuế giá trị gia tăng, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách, từ quỹ phát triển nhà ở… hay được bù lãi suất theo quy định, đồng thời vẫn được huy động vốn từ người dân sau khi dự án đã hoàn chỉnh móng công trình.

Câu hỏi đặt ra là trong bối cảnh hiện nay, khi nhà ở thương mại đang đua nhau giảm giá thì vì sao giá nhà ở thu nhập thấp vẫn đứng vững và thậm chí chênh lệch giá với các dự án nhà ở thương mại ngày càng được thu hẹp khiến người dân không mấy mặn mà với các dự án nhà ở xã hội?

Người nghèo sẽ chọn sản phẩm nào nếu giá nhà ở thu nhập thấp từ 11-13 triệu đồng/m2, trong khi nhà ở thương mại tại một số dự án chỉ khoảng 15-16 triệu/m2, mà điều kiện mua và bán lại “dễ thở” hơn.

Ông Đặng Hùng Võ, chuyên gia lĩnh vực đất đai và thị trường bất động sản phân tích rằng, giá nhà ở thu nhập thấp vẫn cao và nằm ngoài tầm với của đa phần người lao động. Diện tích các căn hộ tại một số dự án vẫn chưa đủ linh hoạt để người dân lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu và túi tiền.

Đành rằng, cần hiện đại hóa, cần chuẩn hóa các tiêu chí xây dựng như quy mô căn hộ, chi phí hoàn thiện… nhưng nên nghiên cứu tình hình thực tế về nhu cầu và khả năng chi trả của người dân để làm căn cứ xác định diện tích căn hộ bao nhiêu là vừa đủ, giá tiền thế nào là phù hợp. Có như thế chính sách Nhà nước và doanh nghiệp cùng hỗ trợ nhà ở cho người dân mới thực sự phát huy hiệu quả và đi vào đời sống.

Đồng tình với quan điểm này, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam nhận định, các doanh nghiệp đầu tư nhà ở thu nhập thấp chưa có hướng đi đúng và phù hợp với điều kiện thực tế.

Giá nhà thu nhập thấp vì sao không thể rẻ hơn chính là do doanh nghiệp thiết kế quá mức như hành lang rộng, diện tích chết nhiều, cửa ra vào, cửa thông phòng làm quá kiên cố, hiện đại, tủ bếp tiện nghi… Trong khi ở Trung Quốc, các công trình nhà thu nhập thấp có điều kiện rất vừa phải nên giá thành chênh lệch lớn so các dự án nhà ở thương mại.

Thêm nữa, cũng phải thấy rằng, đầu tư xây dựng nhà ở thu nhập thấp để cho thuê vẫn còn đang là lĩnh vực bỏ ngỏ. Ngoài chuyện lợi nhuận, đây còn là phân khúc đang thiếu thị trường, thiếu nhu cầu do lâu nay chúng ta chưa thay đổi tâm lý và nhận thức về sở hữu nhà ở.

Thứ trưởng Nam nhấn mạnh, trong thời gian tới, bên cạnh vai trò là cơ quan quản lý và thực hiện các giải pháp kiểm soát giá nhà đất, Bộ Xây dựng sẽ tham gia với tư cách là một chủ thể đầu tư trực tiếp để phát triển nhà ở cho thuê, nhà ở thu nhập thấp tại đô thị… góp phần điều tiết thị trường và kịp thời có những điều chỉnh để tiếp tục kéo giá nhà thu nhập thấp xuống thấp hơn nữa.
 
Thạch Huê (TTXVN/Vietnam+)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Thông điệp đầu tiên cho tín dụng ngoại tệ
  • TS Đinh Thế Hiển: Tỷ giá cuối năm có thể lên đến 22.500 VND
  • Thâu tóm doanh nghiệp qua sàn : Nguy nhiều hơn cơ !
  • Thắt chặt tiền tệ đến mức nào?
  • Khó khăn bủa vây doanh nghiệp
  • Ngân hàng vay lãi cao để mua trái phiếu hưởng lãi thấp?
  • Nguy cơ “ế” vốn tiền đồng đang hiện hữu
  • Thu hút vốn đầu tư Nhật thời “hậu” thảm họa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!