Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Liệu nhân dân tệ có thể thay thế đôla?

 Nhiều người tin rằng, trong tương lai với tư cách là một siêu cường kinh tế, sự cân bằng hoạt động thương mại giữa Trung Quốc và phần thế giới còn lại sẽ được thiết lập, khi ấy đồng NDT sẽ cùng với đôla Mỹ, euro đóng vai trò nòng cốt của thị trường tiền tệ thế giới. Thậm chí đồng NDT hoàn toàn có khả năng vượt qua đồng USD để trở thành đồng tiền dự trữ hàng đầu.

Với một thị trường rộng lớn và một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, kinh tế Trung Quốc có thể sẽ đuổi kịp Mỹ trong vòng 10 năm tới.

Tháng 5/2009, nhà chiến lược Keith Fitz-Gerald của tổ chức Money Morning đã tiên đoán rằng chẳng bao lâu nữa, đồng NDT truất ngôi của đồng đôla để trở thành đồng tiền dự trữ hàng trên thế giới, ngang tầm với đồng USD hoặc euro.

Dự báo của Fitz-Gerald đã nhận được sự đồng tình của Jim ONeill, nhà kinh tế học hàng đầu của tập đoàn Goldman Sachs Group Inc. O’Neill cho rằng, sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ làm tăng nhu cầu đối với đồng NDT trên toàn thế giới. Tới một thời điểm nào đó, Trung Quốc sẽ để đồng NDT tự do giao dịch trên các thị trường ngoại tệ, đồng thời phá bỏ cơ chế hiện nay tức là chính phủ kiểm soát giá trị đồng tiền.

O’Neill cho rằng, “nếu đi theo hướng này, thì các nền kinh tế đang nổi khác cũng dần học tập Trung Quốc và kết quả là sẽ tạo ra một cơ chế tương tự với cơ chế tiền tệ của phương Tây hiện nay”. “Theo cơ chế này, đồng NDT, USD và euro sẽ cùng trở thành trụ cột của các thị trường tiền tệ trên thế giới”.

Trong bài viết nhan đề “Trung Quốc tìm cách phế truất đồng đôla, biến NDT trở thành đồng tiền thống trị trên thế giới”, Fitz-Gerald cũng đã đề cập đến hàng loạt thỏa thuận trao đổi tiền tệ trị giá trên 95 tỷ USD (khoảng 650 tỷ NDT) giữa Trung Quốc với các nước trên thế giới và cho rằng, đây là một phần trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm nâng cao vị thế toàn cầu của đồng NDT.

Trong khi đó, O’Neill thì cho rằng, trong số bốn nước của nhóm BRIC, Trung Quốc là nước có khả năng gây tác động lớn nhất đối với thế giới trong tương lai gần. Trong thực tế, đã có nhiều thời điểm trong năm nay, người khổng lồ châu Á này hoàn toàn có khả năng vượt qua Nhật Bản để trở thành cường quốc đứng thứ hai về kinh tế, sau Mỹ. Trong vòng 10 năm tới, kinh tế của Trung Quốc có thể ngang bằng Mỹ về quy mô.

(vitinfo)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Trung Quốc: Thâm hụt thương mại sẽ xảy ra vào tháng 3/2010
  • Chính sách tỷ giá của Trung Quốc lấy đi 1,5% tăng trưởng kinh tế toàn cầu
  • Trung Quốc muốn xoa dịu Mỹ về chuyện tỷ giá
  • Lách huy động và cho vay
  • Khó mua giá gốc
  • Standard Chartered: Việt Nam nên cẩn trọng với tái lạm phát
  • 'GDP quý I tăng 6% không có gì là bất ngờ’
  • Huy động vốn đầu tư nước ngoài: Cần giải pháp tăng tốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!