Một liều thuốc “nới lỏng định lượng” nữa là cần thiết, nhưng bản thân liều thuốc này sẽ không vực dậy nền kinh tế Mỹ.
Một trong số ít các quan chức đưa nền kinh tế quốc gia thoát khỏi khủng hoảng tài chính một cách tốt đẹp là Ben Bernanke, chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ, hay cũng chính là chủ tịch Ngân hàng Trung ương của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Bernanke được khen ngợi nhờ quyết định bơm hàng nghìn tỷ USD vào nền kinh tế bằng việc mua trái phiếu chính phủ và chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp, để cung cấp thanh khoản cho thị trường tài chính bị đóng băng từ cuối năm 2008.
Theo quan điểm chung, những biện pháp được gọi với cái tên “nới lỏng định lượng” đã giúp đẩy lùi thảm họa kinh tế toàn cầu.
Mặc dù không còn đứng trước nguy cơ sụp đổ, nhưng kinh tế Mỹ vẫn chưa thể quay lại thời kỳ tăng trưởng tốt. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức 9,6%, cao hơn 5 điểm phần trăm so với mức trước khủng hoảng. Trong khi đó, GDP chưa tăng trưởng đủ mạnh để vực dậy thị trường lao động. Lạm phát của Mỹ hiện thấp một cách đáng lo, chỉ ở mức 0,8%.
Bernanke vào thời điểm này đang phải chịu sức ép dùng đến chiêu bài của mình một lần nữa. Thị trường đang chờ đợi công bố của FED trong phiên họp vào tuần tới về việc khởi động lại chương trình mua trái phiếu, được biết đến với tên gọi “nới lỏng định lượng lần 2” (QE2).
Đợt mua trái phiếu lần này của FED có thể sẽ không có tác dụng như lần trước. Bởi thị trường tài chính đang “khỏe mạnh” hơn hai năm trước. FED do đó sẽ không tung ra kích thích lớn với nền kinh tế.
Nới lỏng định lượng có tác dụng một phần trong việc hạ lãi suất dài hạn, nhưng nếu càng thực hiện nhiều chính sách kiểu này thì sẽ càng có nhiều tác động có thể xảy ra, nhất là các tác dụng phụ tiềm ẩn không mấy dễ chịu.
Việc mua trái phiếu của FED sẽ hỗ trợ nền kinh tế Mỹ bằng cách đẩy giá tài sản lên và kéo đồng USD suy giảm, nhưng lại cũng có thể dẫn đến sự tăng giá hàng hóa gây thiệt hại lớn và bong bóng tài sản tại các nền kinh tế mới nổi. Lạm phát cũng có thể tăng và vượt tầm kiểm soát nếu quy mô của đợt mua trái phiếu quá lớn.
Tuy nhiên, QE2 vẫn là một điều nên làm dù có những rủi ro nhất định. Bởi với người Mỹ, giảm phát là mối lo lớn hơn so với lạm phát vào thời điểm này. Giảm phát sẽ khiến Mỹ gặp nhiều khó khăn hơn khi giải quyết vấn đề nợ nần. Sự kết hợp giảm phát và suy thoái của Mỹ thậm chí sẽ có thể là thảm họa với cả thế giới.
FED có lý do để hành động trước khi lạm phát có nguy cơ hướng về mức 0%.
Tuy nhiên, thay vì chỉ phụ thuộc vào Bernanke, các chính trị gia nên tiến hành thêm vào các kích thích tài khóa ngắn hạn.
Gói kích thích đầu tiên đã hết hạn và phần lớn cũng đã bị ngừng lại do ngân sách chính phủ và địa phương bị thu hẹp.
Một kế hoạch kích thích tài khóa mới cũng với những biện pháp có mục tiêu sẽ giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên Quốc hội đang hành động một cách miễn cưỡng, bởi tăng ngân sách hiện nay được ví như liểu thuốc độc mang tính chính trị.
Người Mỹ đã đúng khi coi nợ công là vấn đề nghiêm trọng trong dài hạn. Nhưng tăng trưởng là vấn đề quan trọng trong ngắn hạn. Cả hai vấn đề có thể được giải quyết đồng thời bằng cách áp dụng kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách có thể chấp nhận được trong trung hạn giống như chính phủ Anh từng công bố.
(Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com