Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2010: FDI đổ vào các nước đang phát triển đạt 416 tỷ US$

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào các nước đang phát triển được dự đoán sẽ tăng 17%, đạt 416 tỷ US$ trong năm nay, do các nhà đầu tư toàn cầu rất lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu, dẫn đầu là các nước đang phát triển.
 
Một báo cáo “Đầu tư toàn cầu và Rủi do chính trị” của Cơ quan Bảo hiểm Đầu tư (MIGA) thuộc Ngân hàng thế giới (WB) nhận định, bằng cách cung cấp nhiều nguồn tài chính cấp thiết, chuyển giao công nghệ, chuyên gia quản lý, và liên kết với nền kinh tế thế giới, nguồn vốn FDI có thể giúp tạo ra và duy trì sự tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy sự phát triển, cả hai yếu tố này đều có vai trò quan trọng đối với sự ổn định, báo cáo có tiêu đề . 

“Việc nguồn vốn FDI đổ vào các quốc gia đang phát triển tăng cao đang được xem là tin tức đáng mừng, đặc biệt khi chứng kiến sự sụt giảm đáng quan tâm trong năm 2009”. Phó chủ tịch điều hành của MIGA Izumi Kobayashi cho biết. “Dòng vốn FDI chảy trực tiếp vào tài sản sản xuất có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế và giảm đói nghèo”. 

Do bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, lượng FDI tịnh chảy vào các thị trường đang phát triển đã giảm nhanh từ 587 tỷ US$ năm 2008 xuống còn 354 tỷ US$ năm 2009. 

Nhìn chung, FDI chảy vào thế giới đang phát triển tiếp tục chủ yếu tập trung vào các quốc gia có thu nhập trung bình. Chỉ riêng Brazil, Nga, Ấn Độ, và Trung Quốc (khối BRIC) đã chiếm tới khoảng một nửa, báo cáo này cho biết. 

Được thành lập năm 1988, MIGA là thành viên của Tập đoàn Ngân hàng thế giới, với nhiệm vụ thúc đẩy FDI đổ vào các quốc gia đang phát triển để hỗ trợ cho sự tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo và nâng cao cuộc sống người dân.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Lãi suất nóng do cách 'kiếm ăn' mới của giới ngân hàng?
  • Chủ động đối phó rủi ro lãi suất, tỷ giá
  • 17.12 - “ngày đẹp” mở bán các dự án lớn giá gốc
  • Tăng cường kiểm tra việc huy động vốn của các TCTD
  • Chấm dứt thu hút đầu tư bằng mọi giá
  • Rắc rối… chung cư
  • Để giữ gìn các công trình kiến trúc có giá trị : Phải hài hòa lợi ích các bên
  • Wallstreet Journal: Việt Nam và mặt trái của tăng trưởng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!