Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Wallstreet Journal: Việt Nam và mặt trái của tăng trưởng

Sự yếu kém của tiền đồng nhắc nhở rằng không phải tất cả các thị trường mới nổi đều giống nhau khi được các nhà đầu tư toàn cầu rót vốn.

Sáng nay, trang chủ tờ thời báo Phố Wall ( Wallstreet Journal) có bài viết về kinh tế Việt Nam trong cuộc chiến chống mặt trái của bùng nổ tăng trưởng.

Hôm qua, Moody's Investors Service hạ xếp hạng trái phiếu chính phủ của Việt Nam từ Ba3 xuống B1, một phần do sức ép giảm giá của tiền đồng và tình hình lạm phát của Việt Nam xấu đi.

Moody’s cũng duy trì triển vọng tiêu cực đối với xếp hạng của Việt Nam, đồng thời chỉ ra do tình hình nợ nần của một doanh nghiệp nhà nước như Vinashin cũng là một lý do hạ bậc xếp hạng của Việt Nam.

Khi nhiều thị trường mới nổi nỗ lực ngăn đà tăng bất ổn của đồng nội tệ thì Việt Nam đang gặp phải vấn đề khác: sự suy giảm của tiền đồng. Đây có thể coi là mặt trái của sự bùng nổ kinh tế tại Việt Nam.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã từng bước phát triển thành trung tâm sản xuất lớn của thế giới, và hấp dẫn nhiều tên tuổi lớn như Canon Inc. và Intel Corp. đầu tư. Nhưng quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cao liên tục của Chính phủ, cùng với chỉ tiêu tín dụng hàng năm hơn 30% trong những năm trở lại đây đang khiến thị trường Việt Nam tràn ngập dòng vốn và gây ra nhiều vấn đề đối với đồng nội tệ.

Lượng vốn lớn quá mức đang đẩy lạm phát lên mức cao, như mức lạm phát ở các thị trường mới nổi khác, làm giảm niềm tin vào tiền đồng do người dân nghi ngờ việc Chính phủ có thể kiểm soát giá cả tăng trong những tháng tới.

Khác với các nước châu Á khác có thặng dư thương mại lớn, Việt Nam lại thâm hụt thương mại lớn. Điều này cũng gây áp lực giảm giá lên tiền đồng. Tiền đồng đã mất khoảng 1/5 giá trị so với USD kể từ giữa năm 2008. Tỷ giá USD chợ đen hiện cao hơn 10% hoặc hơn thế so với tỷ giá chính thức. Điều này làm tăng dự đoán Chính phủ sẽ bắt buộc phải phá giá tiền đồng lần nữa trong vào tháng tới để đưa hai mức tỷ giá về gần nhau,

Đồng nội tệ mạnh hơn là vấn đề với nhiều nước châu Á bởi điều này khiến xuất khẩu của họ kém cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Nhưng đây không phải vấn đề với Việt Nam. Thay vào đó, người dân hiện nay đang tích trữ USD và các loại giá trị khác bởi họ coi cái gì cũng tốt hơn tiền đồng.

Theo tờ Wallstreet Journal, sự mất niềm tin vào tiền đồng cũng đặt ra thách thức cho các nhà lãnh đạo Việt Nam. Khi tiền đồng yếu đi, giá hàng hóa nhập khẩu tăng, gây lo ngại lạm phát cao.

Theo các nhà kinh tế, Việt Nam dùng phần lớn dự trữ ngoại hối của mình để hỗ trợ tiền đồng. Việt Nam không công bố chi tiết mức dự trữ ngoại hối, song theo IMF dự đoán gần đây, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đủ để cấp cho 1,8 tháng nhập khẩu – mức này được coi là thấp một cách nguy hiểm.

Một vấn đề nữa là người Việt Nam quen dùng ngoại tệ trong nhiều giao dịch, đôi khi còn dùng vàng để mua bán bất động sản và những hàng hóa đắt khác thay vì tiền đồng. Theo số liệu của Hội đồng vàng thế giới, người Việt Nam tiêu thụ lượng vàng tính theo đầu người gấp 10 lần so với người Trung Quốc, và khoảng gấp 2 so với người Ấn Độ.

Các nhà kinh tế thuộc Chính phủ cũng ước tính có khoảng 5 tỷ USD được lưu hành bên ngoài hệ thống ngân hàng Việt Nam – mức tiền đủ để trang trải thâm hụt cán cân thanh toán dự báo của Việt Nam trong năm nay.

Tháng trước, Ngân hàng Nhà nước nâng lãi suất cho vay từ 8% lên 9% để hỗ trợ tiền đồng và kiểm soát giá. Chính phủ cũng tiến hành đánh thuế 10% đối với hoạt động xuất khẩu vàng để đảm bảo nguồn cung.

Thủ tướng cũng chỉ đạo các bộ ấn định giá các mặt hàng như than và xăng dầu để ổn định giá. Trong số các chính sách mới bao gồm việc cho phép chính phủ kiểm soát giá hàng hóa và dịch vụ của các công ty tư nhân và nước ngoài, cùng với kiểm soát giá của các doanh nghiệp nhà nước.

Tờ Wallstreet cho rằng không rõ liệu các chính sách hiện tại có đủ để giải quyết các vấn đề hiện nay của Việt Nam.

Trong một nghiên cứu gửi khách hàng tháng này, Capital Economics, một trong những tổ chức nghiên cứu kinh tế vĩ mô hàng đầu, đã đặt ra câu hỏi liệu Việt Nam có chứng kiến khủng hoảng trong năm 2011.

Câu trả lời, theo nhà kinh tế học Kevin Grice của Capital Economics, là “có”, trừ khi Việt Nam có động thái quyết liệt để lãi suất tăng hơn nữa, đồng thời tiến hành hơn nữa các biện pháp giải quyết vấn đề chi tiêu của doanh nghiệp nhà nước.

Một số nhà phân tích cho rằng sẽ khó để Việt Nam bỏ hướng đi cũ. Chính phủ dự đoán lạm phát ít nhất 7% trong 5 năm tới, cao hơn nhiều so với các nước làng giềng, chứng tỏ ý định theo đuổi chính sách tăng trưởng bằng mọi giá và theo mục tiêu đề ra.

(Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Khi các chủ đầu tư tung chiêu
  • Ba phương thức bình ổn đồng euro
  • Phân tích-Dự báo: Các nền kinh tế châu Á cần chủ động đối phó với lạm phát
  • 8 thành phố khát vốn đầu tư ở Mỹ
  • Nhà đầu tư ngoại “nhòm ngó” thị trường thông tin tín dụng
  • “Lên sàn” lấy vốn
  • Bất động sản… ‘bất động’ mùa cao điểm
  • Bank of America: Các thị trường mới nổi tăng trưởng 6,4% vào năm 2011
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!