Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhà đầu tư “ngán” đòn bẩy tài chính

Nhà đầu tư hiện đang hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính trong đầu tư chứng khoán. Ảnh: TL.

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang giảm, các công ty chứng khoán muốn đẩy mạnh dịch vụ thu xếp vốn cho nhà đầu tư cần vốn để đầu tư chứng khoán nhưng ít người lựa chọn các hình thức đòn bẩy tài chính...

Công ty chứng khoán Rồng Việt giữa tháng 7 đã thông báo giảm phí dịch vụ hợp tác đầu tư chứng khoán từ 0,05%/ngày xuống còn 0,045%/ngày. Đây là một loại dịch vụ cho phép nhà đầu tư sử dụng thêm vốn của công ty chứng khoán ngoài vốn của mình để mua chứng khoán.

Ông Nguyễn Miên Tuấn, Tổng giám đốc Rồng Việt, cho biết vì xu hướng lãi suất đang xuống, lãi suất nguồn vốn mà công ty nhận từ các ngân hàng giảm nên công ty cũng giảm phí cho nhà đầu tư, một phần là để khuyến khích nhà đầu tư sử dụng dịch vụ này. Tuy nhiên, ông Tuấn cho biết sau hơn nửa tháng thực hiện việc giảm phí, tổng lượng tiền đầu tư của công ty không tăng, chỉ duy trì ở mức bình quân là 300 tỉ đồng.

Công ty chứng khoán TPHCM (HSC) cũng đã giảm lãi suất cho vay cầm cố đối với nhà đầu tư, từ 18% xuống còn 16%/năm. Tuy nhiên, ông Johan Nyvene, Tổng giám đốc HSC, cho rằng lượng sử dụng đòn bẩy tài chính của nhà đầu tư tại HSC đã giảm nhẹ thời gian gần đây và công ty cũng không sử dụng hết hạn mức các ngân hàng cấp để cho vay.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Tổng giám đốc của Công ty chứng khoán Tân Việt cũng cho biết do tình hình thị trường đang giảm nên tâm lý của nhà đầu tư là không muốn mua thêm mà chỉ muốn bán. Ông nói mặc dù công ty rất muốn tăng số lượng tiền để hỗ trợ cho nhà đầu tư sử dụng đón bẩy tài chính vì tài trợ vốn thời gian này rất ít rủi ro do giá cổ phiếu đã xuống quá thấp và khó lòng xuống sâu hơn nữa, nhưng nhu cầu sử dụng dịch vụ này lại không cao.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cấm các công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ cho vay cầm cố chứng khoán và yêu cầu việc này phải thực hiện thông qua ngân hàng. Tuy nhiên, vay tiền ngân hàng để mua chứng khoán rất phức tạp vì phải ký rất nhiều giấy tờ để vay được vốn, mà như vậy cơ hội sẽ qua đi, nên các công ty chứng khoán đã cho ra đời các dịch vụ hợp tác đầu tư hoặc thu xếp tài trợ vốn cho nhà đầu tư. Ví dụ, tổng giá trị tài sản trong tài khoản của nhà đầu tư là 100 triệuđồng, các công ty chứng khoán sẽ bỏ thêm vào một số tiền theo tỷ lệ nhất định tùy theo loại khách hàng để nhà đầu tư mua cổ phiếu thuộc danh mục do công chứng khoán đưa ra và thu phí.

Ông Phạm Linh, Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Quốc tế, cho biết hiện tại nhà đầu tư không mặn mà lắm với các công cụ này; và với tình hình thị trường hiện nay, tỷ lệ hợp tác đầu tư tại công ty ông chỉ là 7-3 (7 của nhà đầu tư và 3 của công ty chứng khoán), trong khi vào những lúc thị trường sôi động thì tỷ lệ này thường được đẩy lên 5-5. Ông cũng cho biết số vốn đầu tư của công ty theo hình thức này đã giảm nhẹ trong thời gian gần đây.

(Theo Thủy Triều // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Diễn biến tỷ giá, nhìn từ “lời cảnh báo tháng 7”
  • 14 ngân hàng, công ty tài chính “phản pháo” chính sách mới
  • Nhiều ngân hàng sẽ không kịp nâng tỷ lệ an toàn vốn?
  • Nợ xấu và chuyện trích lập dự phòng
  • Vốn ngoại tệ: Đánh đổi để ổn định?
  • Tín dụng ngoại tệ: cửa mở cho ngân hàng lớn
  • Cốt lõi của hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả
  • Các dự án đấu thầu quốc tế: Vì sao ít hàng nội?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!