Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhận diện các yếu tố tác động CPI

Phải quản lý rất chặt tín dụng cho khu vực phi sản xuất. - tinkinhte.com
Phải quản lý rất chặt tín dụng cho khu vực phi sản xuất. Ảnh: Hà Minh
Mục tiêu kiềm chế lạm phát trong năm 2010 là dưới 7%, tương đương năm 2009. Tuy nhiên, sẽ không dễ khống chế tỷ lệ này trong năm tới.
 
Có thể còn quá sớm để đưa ra các dự báo về mức lạm phát trong năm 2010, bởi năm mới còn chưa bắt đầu, song ông Đinh Văn Nhã, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội vẫn cho rằng, việc điều hành để khống chế mức lạm phát dưới 7% trong năm 2010 sẽ khó hơn trong năm 2009.

Theo phân tích của ông Nhã, năm tới, giá cả trong nước sẽ chịu tác động của cả hai yếu tố: giá hàng hóa trong nước tăng và nhập khẩu lạm phát. "Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn phục hồi, vì thế nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào sẽ tăng và điều này có thể tác động tới giá cả", ông Nhã nói.

Đây là thực tế không chỉ được nhắc tới trong thời gian gần đây, mà đã được cảnh báo từ giữa năm 2009, khi các yếu tố hồi phục của nền kinh tế thế giới và trong nước bắt đầu xuất hiện. Khi đó, vào khoảng tháng 5, tháng 6, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bắt đầu nhích dần, với mức tăng tương ứng 0,55% và 0,52%, sau khi giảm 0,17% trong tháng 3 và chỉ tăng nhẹ 0,37% trong tháng tiếp theo. Tuy nhiên, áp lực CPI chỉ thực sự trở nên rõ nét hơn trong 2 tháng cuối năm, với mức tăng 0,55% trong tháng 11 và lên tới 1,38% trong tháng cuối cùng của năm.

Theo ông Nhã, cần đề phòng lạm phát trong năm tới nếu CPI tháng 12/2009 ở mức cao như vậy. "Như thông lệ hàng năm, khả năng CPI của quý I/2010 sẽ cao hơn tháng 12/2009, vì tháng 1, tháng 2 là tháng Tết, mức tiêu thụ nhiều hơn; nhu cầu về thanh toán, đặc biệt là trong khu vực đầu tư xây dựng cao hơn; giá vàng và ngoại tệ dịp Tết cũng biến động nhiều hơn", ông Nhã phân tích.

Đồng quan điểm, ông Lê Đình Ân, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia một lần nữa khẳng định rằng, sự cộng hưởng của yếu tố giá cả trong và ngoài nước tới lạm phát là một bài toán cần phải tính toán kỹ ngay từ quý đầu năm 2010.

Tuy nhiên, còn một yếu tố khác có thể tác động tới giá cả hàng hóa trong nước trong năm tới, đó là vấn đề tỷ giá.

Trong một báo cáo gần đây về vấn đề này, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đã cảnh báo rằng, mặc dù trong năm 2009, chính sách mở rộng tài khóa và nới lỏng tiền tệ không làm cho lạm phát tăng nhanh hơn, nhưng sang năm 2010, kể cả khi dùng chính sách tiền tệ thắt chặt, thì lạm phát vẫn có thể tăng nhanh hơn ở Việt Nam.

Theo phân tích từ WB, giá cả trong nước của nhiều mặt hàng, đặc biệt là lương thực - thực phẩm, vốn chiếm một tỷ trọng lớn trong CPI của Việt Nam, rất nhạy cảm với những thay đổi của giá cả thế giới, qua một trung gian là tỷ giá hối đoái. Sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu sẽ làm cho giá cả hàng hóa tăng lên nhanh hơn nữa trong năm 2010. "Đồng USD suy yếu có thể làm cho xu hướng này đi nhanh hơn nữa", báo cáo của WB viết.

Điều đáng mừng là, gần đây, đồng USD đã có xu hướng tăng giá trở lại trên thị trường thế giới. Và điều này, trên một khía cạnh nào đó, được các chuyên gia kinh tế cho là sẽ tác động tích cực đến Việt Nam. Chỉ xét trên bình diện giá cả, việc đồng USD tăng giá so với các đồng tiền khác sẽ giúp giá các mặt hàng ở nước ngoài không tăng, dẫn tới giá hàng hóa nhập khẩu không tăng và điều đó có nghĩa rằng, Việt Nam sẽ không phải nhập khẩu lạm phát.

Tuy vậy, xu hướng này là chưa rõ ràng. Hơn thế, việc đồng Việt Nam mất giá so với đồng USD là có thật và nguy cơ tái lạm phát vẫn đang tiềm ẩn. Vì thế, các chuyên gia WB khuyến cáo, để xác định xem liệu sự tăng tốc này có phải là vấn đề đáng lo ngại đối với các nhà hoạch định chính sách hay không, cần phải theo dõi được lạm phát "cốt lõi", tức là phần của CPI nhạy cảm hơn với các áp lực về cầu ở trong nước, so với sự tăng giá đột biến trên thị trường thế giới.

Trong khi đó, ông Đinh Văn Nhã bày tỏ quan điểm rằng, để kiềm chế lạm phát trong năm 2010, phải quản lý rất chặt tín dụng cho khu vực phi sản xuất và việc nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ như ô tô và hàng tiêu dùng. Cùng với đó, phải có cơ chế quản lý giá phù hợp.

"Năm 2009, Chính phủ đã mở rộng đưa một số mặt hàng vào diện bình ổn. Năm 2010, cần tiếp tục tạo ra bước đột phá để tạo cơ chế bình ổn giá, đặc biệt là cho các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp, đem lại lợi ích cho nông dân, người nuôi trồng thủy sản...", ông Nhã nhấn mạnh.

(Theo Nguyên Đức // Báo đầu tư)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Lợi nhuận ngân hàng: Chờ bứt phá 2010
  • Đất lành cho doanh nghiệp bảo hiểm ngoại
  • Nền móng mới của thị trường bất động sản
  • Đầu tư nước ngoài năm 2010: Chú trọng giải ngân
  • Ai quản lý vốn nhà nước ở Vietcombank?
  • Đầu tư năm 2010, cần lựa chọn cẩn thận
  • Hệ thống tiền tệ toàn cầu: Thêm cột trụ mới?
  • Quanh việc mua bán cổ phiếu quỹ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!