Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Nóng” thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Ảnh minh họa: Corbis
Những tín hiệu lạc quan hơn về tốc độ tăng trưởng cùng khả năng kiềm chế lạm phát đã và đang ảnh hưởng tích cực tới cả doanh nghiệp (DN) phát hành trái phiếu và nhà đầu tư.
 
Trong cùng tháng 7/2010, Ngân hàng ANZ liên tiếp công bố hoàn tất các đợt phát hành trái phiếu cho hai doanh nghiệp (DN) lớn của Việt Nam, với số vốn huy động hàng nghìn tỷ đồng. Đầu tiên là đợt phát hành thành công 1.500 tỷ đồng (tương đương 79 triệu USD) cho Tập đoàn Sông Đà, với kỳ hạn 5 năm, lãi suất được cố định cho năm đầu tiên là 15% và các năm tiếp theo được thả nổi theo mức lãi suất tiền gửi trung bình trong 12 tháng của 4 ngân hàng lớn của Việt Nam cộng thêm 4%. Tiếp đó, ANZ công bố hoàn tất đợt phát hành trái phiếu thời hạn 3 năm, tổng trị giá huy động 800 tỷ đồng (tương đương 42 triệu USD) cho CTCP Tập đoàn Hòa Phát.

Tương tự, trái phiếu của Tập đoàn Hòa Phát được định giá với lãi suất tương ứng với mặt bằng lãi suất ngân hàng trong năm đầu tiên và các năm sau sẽ tính bằng lãi suất tiền gửi 12 tháng trung bình của 4 ngân hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam cộng thêm lãi biên 3,5%.

Theo ông Reuben Tucker, Giám đốc Toàn cầu (bộ phận Phát hành trái phiếu toàn cầu của ANZ), nhu cầu vốn của các DN là điều quan trọng để có thể phát hành trái phiếu. Mục tiêu phát hành trái phiếu của Tập đoàn Sông Đà là để đầu tư các dự án điện và mở rộng Quốc lộ 51. Trong khi đó, Tập đoàn Hòa Phát rất cần vốn để phát triển các dự án bất động sản tại Hà Nội và những dự án quan trọng khác.

Sự thành công của hai đợt phát hành mà ANZ tiến hành cho Tập đoàn Sông Đà và Tập đoàn Hòa Phát phần nào làm "nóng" thị trường trái phiếu DN tại Việt Nam, nhất là khi cả hai đợt phát hành này, số lượng đăng ký mua trái phiếu đều vượt số lượng đề ra ban đầu.

Theo giới phân tích, chính những tín hiệu lạc quan hơn về tăng trưởng, khả năng kiềm chế lạm phát hay việc mới đây, Ngân hàng Nhà nước công bố tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 8%/năm đã ảnh hưởng tích cực tới cả DN phát hành trái phiếu và nhà đầu tư.

Chuyên gia kinh tế Vương Quân Hoàng cho rằng, việc phát triển trái phiếu DN đang có thuận lợi quan trọng. Đó là lạm phát dường như không còn là mối lo lớn của năm 2010, vì vậy, nỗi lo về khả năng không trả được nợ của DN có thể bớt đi phần nào.

Ông Nguyễn Tiến Thành, Giám đốc Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) Chi nhánh TP.HCM nhận định, hoạt động tư vấn phát hành trái phiếu DN sẽ được các ngân hàng, công ty chứng khoán chú trọng hơn, nhằm đón bắt tiềm năng của thị trường này.

Tuy vậy, có lẽ phát hành trái phiếu DN vẫn chưa thể "bùng nổ" trong năm 2010 như dự đoán của giới chuyên môn, do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan.

Trước hết, trong số các đợt phát hành trái phiếu DN hiện nay, trái phiếu thuần lãi đang lép vế trước trái phiếu chuyển đổi. Nhà đầu tư chọn trái phiếu chuyển đổi với hy vọng, ngoài lãi suất cố định còn có khả năng thu được lợi lớn sau khi chuyển đổi sang cổ phiếu. Nhưng sự lình xình của thị trường chứng khoán hiện nay đã phần nào làm giảm sức hấp dẫn và giảm niềm tin của nhà đầu tư đối với trái phiếu DN chuyển đổi, dù trái phiếu DN phát hành ở thời điểm này chưa thể "xung trận" ngay với thị trường chứng khoán.

Bên cạnh đó, DN Việt Nam muốn phát hành trái phiếu cần phải cải thiện sự minh bạch trong chế độ tài chính, báo cáo để tạo niềm tin cho nhà đầu tư; đồng thời cần có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả, có tính khả thi cao để đảm bảo hoàn vốn và trả lãi cho nhà đầu tư, đủ sức thuyết phục nhà đầu tư bỏ vốn dài hạn vào DN thông qua trái phiếu.

Có thể thấy, các DN vừa phát hành thành công trái phiếu đều là những DN lớn, có thương hiệu và mối quan hệ rộng lớn với các nhà đầu tư. Song ngay cả với trường hợp của Tập đoàn Hòa Phát, ANZ cũng phải nhắm cụ thể tới danh mục đầu tư trái phiếu của các ngân hàng thương mại trong nước.

Đó là chưa kể các yếu tố về quy định pháp lý cụ thể về phát hành trái phiếu DN, nhằm thúc đẩy hoạt động này vẫn đang được cơ quan chức năng cân nhắc; hay các đợt phát hành trái phiếu chính phủ với thế mạnh về tính thanh khoản cũng hút một lượng vốn đáng kể trên thị trường, cạnh tranh trực tiếp với trái phiếu DN.

(Theo Vương Phương Hoa // Báo đầu tư)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Biến động mạnh tỷ giá chưa gây tác động xấu?
  • Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ giảm, vì sao?
  • Xử phạt bảo hiểm: Lý, tình và sự cẩn trọng
  • 'Sẽ tích cực bơm vốn cho nền kinh tế'
  • Công khai thông tin tự doanh, tại sao không?
  • Ngân hàng 'giấu' lãi
  • Thị trường liên ngân hàng: Nên tháo rào cản?
  • Có dấu hiệu căng thẳng ngoại tệ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!