Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quản lý thị trường vàng, bao nhiêu mới đủ?

Vừa qua thị trường vàng và USD tại Việt Nam lại có những biến động thất thường gây tâm lý bất ổn cho người dân. Cần có thêm những biện pháp gì để quản lý hiệu quả hơn thị trường này?

 

LTS: Dưới đây là bài viết của bạn đọc Hồng Hải gửi tới Diễn đàn Kinh tế Việt Nam. Mời bạn đọc tham khảo và cùng thảo luận với chúng tôi về vấn đề này.

Đây không phải là lần đầu tiên có hiện tượng như vậy và nó cũng từng diễn ra nhiều lần trong các năm trước. Có những lúc thị trường vàng và USD của Việt Nam biến động trái chiều với thế giới và mức độ tăng, giám giá rất vô lý.

Đã có nhiều giải pháp quản lý đưa ra, nhưng theo tôi vẫn chưa đủ liều lượng và chưa triệt để  khắc phục tình trạng giá vàng và USD biến động khó kiểm soát. Hiện nay thị trường vàng và USD có hai đặc điểm chính khiến cho thị trường biến động khó lường:

1. Lượng vàng và USD trôi nổi ngoài thị trường quá nhiều (gọi là tình trạng vàng hóa, đô là hóa) mà ngay cả các cơ quan quản lý cũng không thể nắm rõ được số liệu thật là bao nhiêu để đưa ra chính sách cho hợp lý.

2. Chưa đưa ra được một thị trường nhằm tạo ra thanh khoản cho loại hàng hóa là vàng và USD, gây nên hiện tượng giá vàng và USD biến động nhiều khi không tuân theo quy luật cung cầu, mà thực chất là đầu cơ.

Như vậy giải pháp quản lý thị trường vàng và USD phải giải quyết được hai vấn đề nêu trên mới có thể tạo ra một thị trường phát triển lành mạnh và tuân theo đúng quy luật cung cầu.

Việc cần làm hiện nay là phải đưa các giao dịch vàng, USD của người dân vào các sàn giao dịch hàng hóa có quản lý của nhà nước, nghiêm cấm các giao dịch vàng vật chất, USD ngoài sàn giao dịch hàng hóa.

Khi mọi giao dịch vàng và giao dịch USD đã được thực hiện tại các sàn giao dịch hàng hóa thì giá cả sẽ tuân theo quy luật cung cầu. Người dân và doanh nghiệp có thể mua bán vàng, USD trên sàn, không nhất thiết doanh nghiệp phải mua USD từ các ngân hàng và người dân buộc phải bán USD cho ngân hàng.

Trên thực tế hiện nay, người dân và doanh nghiệp vẫn mua bán USD ngoài chợ đen, nên việc tạo ra sàn hàng hóa để người dân và doanh nghiệp được gặp nhau tại thị trường chính thức có sự quản lý của Nhà nước sẽ tránh được hiện tượng làm giá tại chợ đen.

Việc can thiệp của Nhà nước vào thị trường cũng sẽ công bằng và hiệu quả hơn. Giả sử khi giá vàng lên cao, để bình ổn giá thì Nhà nước có thể bán trực tiếp một lượng USD và một lượng vàng tại sàn giao dịch hàng hóa.

Điểm này sẽ công bằng hơn là bán cho một doanh nghiệp nhất định nào đó để từ đó họ sẽ bán ra ngoài thị trường, hay chỉ cấp quota cho một doanh nghiệp nhập khẩu vàng nhất định tạo ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Khi giá vàng lên cao, người dân thường có tâm lý giữ lại để quan sát, số mua vàng vào thực tế rất ít, nhưng chính lúc này một số đối tượng đầu cơ có thể đẩy giá lên tiếp khi thấy số người bán không nhiều.

Nếu NHNN thực hiện bán ra trên thị trường hàng hóa thì các đối tượng đầu cơ nêu trên cũng không dám mua vào với giá trong nước cao hơn giá thế giới một cách bất hợp lý, thị trường sẽ nhanh chóng trở về trạng thái phù hợp.

Ngoài ra khi đưa vào quản lý bằng thị trường hàng hóa như trên sẽ tránh được các hoạt động nhập lậu vàng, gom USD chợ đen, vì mọi hoạt động này đều là bất hợp pháp và không có nơi tiêu thụ.

Để tránh hiện tượng đầu cơ vàng và USD, sàn giao dịch hàng hóa sẽ cần quy định tỷ lệ đòn bẩy bằng 0, khi đó giao dịch tại sàn cũng không khác gì ngoài thị trường chợ đen, nhưng an toàn và dễ quản lý, kiểm soát hơn.

Muốn tiết kiệm thời gian và công sức đưa vàng và USD vào thị trường hàng hóa thì cho phép các sàn vàng hoạt động trở lại nhưng phải kết nối với Sở giao dịch chứng khoán và việc khớp lệnh sẽ diễn ra tại sàn giao dịch chứng khoán với việc bổ sung thêm hai mã chứng khoán là vàng và USD.

Từ sản phẩm này, chúng ta tiếp tục đưa các hàng hóa khác như trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp lên niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.

Tạo ra nhiều hàng hóa trên thị trường chứng khoán cho người dân có nhiều điều kiện lựa chọn để sử dụng đồng tiền của mình, tiết kiệm chi phí và tránh rủi ro. Nhà nước có thể thu được thuế và nắm được thị trường, để các chính sách quản lý công bằng và hiệu quả hơn.

 

Tác giả: HỒNG HẢI // Theo VEF

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Tăng dự trữ bắt buộc, Trung Quốc gây ảnh hưởng thị trường
  • Trung Quốc và Mỹ không ngừng đá bóng sang chân nhau
  • Thu hút vốn FDI còn xa mục tiêu
  • Bội chi ngân sách: Đâu là con số thực?
  • Giải pháp cho bình ổn lãi suât
  • Đồng nội tệ và câu chuyện niềm tin
  • FED sẽ tung ra 600 tỷ USD để "cứu vãn" nền kinh tế
  • Mặt bằng bán lẻ cao cấp: Cửa vẫn... ngỏ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!