Ronald-Peter Stöferle thuộc Erste Group Bank AG tại Viên (Áo) đưa ra một vài nhận định về thị trường vàng.
Học thuyết Dow chỉ ra 3 giao đoạn xây dựng đà tăng mạnh cho thị trường, cụ thể là:
1. Tích lũy:
Giai đoạn đầu tiên là cả một quá trình dài. Chúng tôi nghĩ rằng đó chính là thời kỳ từ năm 1999 tới năm 2003. Ban đầu, chỉ có những người “đầu sỏ” mới đầu tư. Các yếu tố cơ bản có vẻ u ám, lệnh bán thường bị treo. Thời kỳ này càng kéo dài bao lâu thì diễn biến của giai đoạn 2 và 3 càng mạnh mẽ.
Ví dụ như, giá dầu đã có lúc được giao dịch trong phạm vi $10- $35 trong vòng hơn 25 năm. Cho tới năm 2004 thì giai đoạn này bị phá vỡ và giá dầu bất ngờ tăng lên ngưỡng $147/thùng trong vòng 4 năm. Điều này cũng xảy ra tương tự trên thị trường chứng khoán. Chỉ số Dow Jones dao động trong vùng 6000- 1,000 điểm từ năm 1962 tới năm 1982. Con số này bị chọc thủng bởi đà tăng mạnh nhất trong 18 năm và kéo chỉ số này lên ngưỡng 11,700 điểm.
2. Tổng hợp các yếu tố
Giai đoạn thứ 2 chính là khi các phân tích cơ bản tăng, niềm tin thị trường đi lên và xuất hiện các nhóm đầu tư mới.
3. Phân phối
Giai đoạn 3 có vẻ như rất nhàn rỗi, đó là khi thị trường leo lên đỉnh, ví dụ như mô hình tăng parabon. Cuối mỗi chu kỳ, dòng tiền thông minh lại được phân phối.
Vậy chúng ta đang ở trong giai đoạn nào của đà tăng này?
Có thể thấy, chúng ta đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ bước 2 để tới bước 3. Vàng ngày càng được coi là một khoản đầu tư hiệu quả. Các nhà đầu tư huyền thoại như Paul Tudor Jones, John Paulson, and David Einhorn đều đã báo cáo về hoạt động mua vàng của họ, doanh thu tăng và hàng loạt các sản phẩm mới được tung ra. Thêm vào đó, vàng ngày càng là một danh mục quan trọng của các nhà đầu tư thuộc các tổ chức khác nhau. Chúng tôi cho rằng bước tăng qua ngưỡng $1,000/oz chính là bước đi đầu tiên của giai đoạn này. Tương tự như vậy, mức giá trên $100 của dầu cũng là bước khởi điểm cho thời kỳ tăng mạnh trên thị trường năng lượng.
Bước điều chỉnh ngày càng ngắn hơn
“Mua khi giá xuống” và xuất hiện những sự điều chỉnh dường như là đặc điểm của giai đoạn này. Sự vững chắc của đà tăng mới đây dường như ngắn hơn so với từ mà chúng ta gọi là “xu hướng”, ngắn hơn so với những gì chúng ta chứng kiến hồi đầu năm 2009. Chừng nào bước điều chỉnh càng nhỏ thì chừng đó bước chuyển tiếp sang giai đoạn 3 càng chắc chắn.
Tại sao không có bong bóng vàng?
Rất nhiều nhà đầu tư và các chuyên gia khó khăn để phân biệt giữa bước tăng mạnh của thị trường và bong bóng trên thị trường. Thời gian qua, đâu đâu cũng thấy cái tít "nguy cơ bong bóng" hay "thị trường quá nóng". Tuy nhiên, thực tế đó không phải là bong bóng.
Hiện nay, có khoảng 0.8% tài sản tài chính toàn cầu được đầu tư vào vàng, cổ phiếu vàng và các quỹ ETFs. Năm 1932, con số này là 20% và trong thời kỳ tăng mạnh gần đây nhất vào đầu những năm 1980 thì lượng tài sản đầu tư vào vàng chiếm 26%. Nếu con số này là 2% thì nhu cầu tăng thêm sẽ vào khoảng 85,000 tấn- tương đương với sản lượng khai thác toàn cầu trong gần 34 năm. Chắc chắn, đó chỉ là một con số tương đối nhưng điều đó rõ ràng chứng tỏ sự ảo tưởng về bong bóng vàng.
(giavang)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com