Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sau việc VNĐ lên giá mạnh so với USD

Ngân hàng Nhà nước đã giảm mạnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng 10 đồng, xuống còn 20.678 đồng/USD, từ mức 20.688 đồng/USD. Như vậy, tỷ giá liên ngân hàng đã xuống mức thấp nhất kể từ ngày 21-3.

Với 1 tuần lên giá, VNĐ đã tăng 30 đồng/USD trong tuần này, đánh dấu một trong những tuần lên giá mạnh nhất của VNĐ so với USD kể từ ngày điều chỉnh tỷ giá 11-2 (sau mức tăng 40 đồng/USD của tuần từ ngày 14 đến 19-2-2011). So với mức đỉnh 20.733 đồng/USD, tỷ giá liên ngân hàng giảm 55 đồng/USD.

Tại Eximbank, USD được niêm yết giá mua vào 20.530 đồng và bán ra 20.620 đồng/USD.

Chỉ số "Offshore Index Pressure" - chỉ số niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào VND (chỉ số cho biết các nhà đầu tư nước ngoài đang cho rằng VND sẽ lên giá hay mất giá bao nhiêu phần trăm trong thời gian sắp tới) cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, VND sẽ ổn định trong thời gian tới.

Theo chỉ số Offshore Pressure Index, vào những tháng giữa năm 2008, nhà đầu tư nước ngoài tin rằng, VND sẽ mất giá khoảng 30% trong vòng 6 tháng. Chỉ số này cũng cho chúng ta thấy rằng, vào những tháng cuối năm 2010 và đầu năm 2011, nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng VND sẽ mất giá khoảng 9% trong khoảng 6 tháng. Tuy nhiên, hiện nay chỉ số Offshore Pressure Index cho thấy kỳ vọng mất giá VND trong vòng 6 tháng tới của nhà đầu tư nước ngoài là rất thấp.

Bloomberg dẫn nguồn HSBC Holdings (Cơ quan giám sát bảo hiểm của ngân hàng HSBC) đưa tin, trái phiếu quốc tế của Việt Nam thu lời 5,1% trong năm 2011, đánh bại mức 3% của Hàn Quốc và 2,8% của Thái Lan.

Theo đánh giá của HSBC Holdings, thành công của trái phiếu quốc tế  Việt Nam đang có lợi suất tốt nhất tại châu Á là do những nỗ lực kiềm chế lạm phát, ngăn chặn khả năng giảm xếp hạng tín dụng của Thủ tướng Chính phủ.

Pictet Asset Management và Western Asset Management cho biết vẫn sẽ giữ các trái phiếu khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam  tăng lãi suất tái cấp vốn lên tới 14% từ 1/5/2011. Pictet - một chi nhánh của ngân hàng tư nhân lớn nhất Thụy Sỹ, quản lý 17 tỷ USD trái phiếu của các thị trường mới nổi.

Trong khi đó Ngân hàng Hoàng gia Scotland cho rằng, lợi suất trái phiếu quốc tế (lãi suất coupon 6,75%) của Việt Nam giảm 1,25 điểm phần trăm so với thời điểm Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá chính thức giữa VND và USD ngày 11/2, xuống còn 6,04% ngày 5/5. Lợi suất giảm chứng tỏ nhà đầu tư yêu cầu một mức lợi nhuận thấp hơn khi nắm giữ trái phiếu quốc tế Việt Nam, hay trái phiếu quốc tế Việt Nam được ưa thích hơn.

Mặc dù trước đó, tháng 12/2010, giá trái phiếu quốc tế của Việt Nam đã giảm mạnh sau khi Moody's và S&P hạ xếp hạng tín dụng cùng với triển vọng tiêu cực. Tuy nhiên qua 4 tháng triển khai Nghị quyết 11, đặc biệt là những chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, trái phiếu quốc tế của Việt Nam tăng trở lại.

Hiện chỉ số CPI của Việt Nam là khá cao, tuy nhiên tiền đồng (VND) có sự tăng trở lại 1,8% (ngày 29/4) - mức tốt nhất kể từ khi Bloomberg bắt đầu theo dõi VND từ năm 1997. Theo các chuyên gia, việc VND tăng giá không phải là xu thế chung khi đồng USD mất giá mà là hiệu quả từ những chính sách của Việt Nam đã được cải thiện.

Các hiệu vàng và đại lý thu đổi ngoại tệ đã mua bán USD nhưng mức giá của chợ đen nay đã về sát với thị trường chính thức, hơn nữa việc mua USD tại ngân hàng cũng dễ dàng hơn nên hoạt động mua bán tại thị trường tự do không còn sôi động như trước.

Một số ngân hàng cho biết, họ đã mua được nhiều USD hơn và điều đáng nói là họ đã mua được với tỷ giá nằm trong phạm vi cho phép, đây vốn là điều rất hiếm thấy trước kia và là hiện tượng rất tích cực, cho thấy nguồn cung USD cho cho nền kinh tế đang trở nên dồi dào hơn và tích cực hơn cho cung cầu ngoại tệ.

Sau 2 tháng thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, người dân không còn đổ xô mua vàng hay USD, niềm tin vào VND đang từng bước được khôi phục.

Sau khi Ngân hàng Nhà nước hạ mức trần lãi suất USD xuống 3%, tại hầu hết các ngân hàng, nguồn cung USD tăng hẳn.

Người dân và doanh nghiệp đều đổ dồn sang bán USD, gửi tiền VND lãi suất hấp dẫn hơn. Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng đẩy mạnh bán USD cho ngân hàng bởi nếu giữ USD, doanh nghiệp sẽ thiệt đơn thiệt kép vì lãi suất tối đa với các tổ chức kinh tế chỉ 1%/năm trong khi tỉ giá lại liên tục đi xuống.

Chưa nói tới các ngân hàng lớn, chỉ một số ngân hàng thương mại nhỏ mỗi ngày đã thu về tới 10-15 triệu USD. Còn theo lãnh đạo Eximbank, những ngày gần đây nhu cầu mua USD nhập hàng hóa của các doanh nghiệp nhập khẩu đang tăng lên nhưng số USD mà ngân hàng mua vào vẫn nhiều hơn, do vậy ngân hàng giảm giá bán USD để đẩy mạnh bán ra.

Ngòai ra, việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước cũng đang tạo áp lực lớn đối với thị trường USD tự do, khiến dòng ngoại tệ chảy vào ngân hàng. Những động thái này cho thấy thị trường ngoại tệ đang dần ổn định so với cách đây hai tháng, sau khi Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước thực hiện hàng loạt giải pháp theo hướng siết chặt, dần tiến tới xóa bỏ đầu cơ, đô la hóa.

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng đã tính toán cán cân thanh toán quốc tế năm 2011 của Việt Nam sẽ thặng dư 1 tỷ USD, còn Ngân hàng Nhà nước (NHNN) dự báo thặng dư thanh toán quốc tế là 2,5 tỷ USD. Vì thế, tỷ giá VND/USD sẽ biến động không đáng kể.

Chính phủ sẽ đưa ra cơ chế mới cho thị trường ngoại hối, tiến tới chấm dứt việc gửi tiết kiệm và cho vay bằng ngoại tệ, chuyển sang mua- bán ngoại tệ với lộ trình kéo dài đến 2013. Về cơ bản, các ngân hàng thương mại sẽ được mua- bán ngoại tệ theo giá thỏa thuận trong phạm vi nhất định.

Chính phủ cũng đã điều chỉnh, hạn chế đầu tư công ở mức thấp. Năm 2010, trong tổng mức vốn đầu tư toàn xã hội, đầu tư công chiếm 40%, khu vực tư nhân chiếm 36%, đầu tư nước ngoài 20%; nhưng năm 2011, đầu tư công giảm còn 37%, đầu tư khu vực tư nhân tăng lên 43%, còn tỉ lệ đầu tư ngước ngoài không thay đổi.

Tỷ giá USD đi xuống cũng do giá đồng USD đang giảm dần vì thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách lớn của Mỹ. Giá USD đã giảm 36% so với loại tiền tệ mạnh khác trong thập kỉ trước và tiếp tục giảm sâu hơn nữa trong khủng hoảng tài chính khiến các nhà đầu tư sợ hãi khi đầu tư vào đồng USD.

Các xu hướng giảm giá của USD có thể sẽ tiếp tục bởi nhiều nền kinh tế khác đang phát triển mạnh mẽ đe dọa vị trí nền kinh tế hàng đầu của Mỹ.

Có rất nhiều loại tiền tệ mạnh khác đang trở thành đối thủ cạnh tranh của đồng bạc xanh. Euro được sử dụng tại 17 nền kinh tế châu Âu. Bất chấp cuộc khủng hoảng nợ kéo dài tại khu vực này, đồng Euro vẫn tăng 15% so với đồng USD kể từ giữa tháng 1/2011.

(Tamnhin)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!