Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giới đầu tư châu Á cần chú ý gì trong tuần này?

Theo nhận định của trang tin thị trường Market Watch, hai điểm nóng của kinh tế châu Á tuần này sẽ là số liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc trong tháng 4, cũng như kết quả tín dụng năm tài khóa 2010 của ngân hàng lớn nhất Nhật Bản.

Dự kiến, cuối tuần này, Nhật Bản sẽ công bố báo cáo GDP quý 1 và hội đồng chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ tiến hành nhóm họp.

Trong hôm nay (16/5), Nhật Bản sẽ công bố số liệu đơn đặt hàng máy móc chủ chốt trong tháng 3, một chỉ dẫn quan trọng về sử dụng vốn trong các doanh nghiệp. Chỉ số này trong tháng 2 đã giảm 2,3% và dự báo giảm mạnh hơn trong tháng 3, do ảnh hưởng của động đất và sóng thần.

Cùng ngày, tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ sẽ công bố báo cáo kinh doanh cả năm tài khóa 2010. Ngân hàng lớn nhất Nhật Bản về tài sản và tỷ lệ vốn hóa thị trường này, dự kiến đạt lợi nhuận 500 tỷ Yên (6,2 tỷ USD), bất chấp một số tác động trên thị trường.

Nhà đầu tư cũng sẽ tập trung chú ý tới triển vọng của Mitsubishi UFJ trong năm tài khóa hiện tại, được bắt đầu từ 1/4/2011, sau khi bị ảnh hưởng nặng nền từ thảm họa động đất và sóng thần khủng khiếp hôm 11/3.

Cũng trong ngày hôm nay, Trung Quốc dự kiến sẽ công bố số liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 4/2011. Tháng trước, FDI vào Trung Quốc đã tăng mạnh, gần 33%, so với cùng kỳ năm ngoái.

FDI sẽ đóng góp vào dòng tiền nóng vốn đang đẩy lạm phát ở Trung Quốc lên cao, khiến ngân hàng trung ương nước này liên tục nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại trong nước. Tính từ tháng 10/2010 tới nay, đã có tới 8 lần như vậy và đợt mới nhất sẽ có hiệu lực vào ngày 18/5 tới.

Vào ngày thứ 5 (19/5), Nhật Bản sẽ công bố số liệu GDP quý 1, dự kiến sẽ giảm mạnh do thảm họa thiên tai hồi tháng 3. Tuy nhiên, mức ảnh hưởng lớn nhất sẽ thể hiện trong số liệu GDP cả năm tài khóa 2011. Bộ trưởng Bộ Kinh tế Nhật Bản dự đoán, thiên tai sẽ làm GDP của Nhật giảm 1 điểm phần trăm.

Tiếp đến, vào ngày 20/5, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ nhóm họp. Tại cuộc họp hồi tháng 4, BOJ đã giữ nguyên chính sách tài chính, nhưng lần này, một số nhà phân tích dự báo sẽ có sự thay đổi, nhằm hỗ trợ kinh tế Nhật Bản vượt qua tác động của thiên tai, bằng chương trình mua tài sản.
 

(VnEconomy)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Ai dám vay vốn ngân hàng?
  • Doanh nghiệp khốn đốn vì lãi vay
  • Người ít tiền bị thiệt
  • Thế giới chưa thể thoát khỏi sự thống trị của đồng USD
  • Tiền đầu tư vào thị trường hàng hóa giảm nhiều nhất từ năm 2009
  • Những hệ luỵ từ “cuộc đua” lãi suất cao
  • Đúng, sai về chuyện "hài" NH có phương thức "lạ" huy động VNĐ nhưng đảm bảo bằng USD?
  • Cách nào hạ lãi suất?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!