Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường ngoại hối diễn biến trong tầm kiểm soát

Những ngày gần đây, USD liên tục tăng giá so với VND, tỷ giá VND/USD vượt 19.000 đồng. Giá mua vào - bán ra USD ở các ngân hàng thương mại (NHTM) chênh lệch khá lớn, có lúc lên đến 100 đồng. Liệu cung cầu USD có căng thẳng?

Tín dụng USD tăng cao

Không phải đến tháng 7-2010 cung cầu USD mới “nóng” lên mà ngay từ những tháng đầu năm nay, thị trường ngoại hối đã khá nhộn nhịp. Chênh lệch giữa lãi suất cho vay VND với USD có lúc lên tới 7% - 8%, cộng với việc tỷ giá VND/USD khá ổn định trong thời gian dài nên đa số doanh nghiệp (DN) thích vay USD hơn VND.

Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước (NHNN), 5 tháng đầu năm nay dư nợ cho vay VND chỉ tăng 3,51% so đầu năm, trong khi đó dư nợ cho vay ngoại tệ lại tăng tới 20,23%! Trong tuần cuối tháng 6, giao dịch USD càng mạnh hơn. Doanh số giao trên thị trường liên ngân hàng tăng hơn 500 triệu USD so tuần trước đó, lãi suất cũng tăng nhẹ ở các kỳ hạn qua đêm và 1 tuần. Tuy nhiên, lãi suất ở kỳ hạn 6 tháng tăng cao bất thường, vọt từ 0,99%/năm lên đến 3%/năm.

Ở thị trường tự do, dù chưa được cơ quan quản lý nhà nước xác nhận, nhưng đã có hiện tượng người dân tăng mua USD, không loại trừ chuyện DN thu gom USD. Những ngày gần đây tỷ giá VND/USD luôn nằm ở mức cao, trên 19.000 đồng, chênh lệch mua vào - bán ra USD hơn 100 đồng.

Các ngân hàng thương mại vẫn cân đối cung cầu ngoại tệ ổn định. Ảnh: Cao Thăng

Theo các chuyên gia tài chính, tỷ giá VND/USD tăng cao trong thời gian hiện nay chủ yếu do yếu tố tâm lý. Nhập siêu của cả nước trong 6 tháng đầu năm chiếm tới 21% kim ngạch xuất khẩu, đã gây lo lắng cho người dân và DN. Do lo ngại tỷ giá sẽ tăng nữa nên DN và người dân đẩy mạnh mua USD để “dự phòng” và trả nợ ngân hàng. Bên cạnh đó, cùng thời điểm, một số lượng đáng kể trái phiếu ngoại tệ được các DN phát hành đã đẩy cầu USD tăng lên nên USD tăng giá là điều dễ hiểu.

Biến động tỷ giá chưa đáng ngại

Trước tình hình cung cầu ngoại tệ có dấu hiệu tăng, tuần qua NHNN đã có thông cáo khẳng định thị trường ngoại hối vẫn ổn định và nằm trong giới hạn kiểm soát cũng như ngưỡng đã dự báo. Bên cạnh đó, nhờ giữ ổn định tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 18.544đ/USD và tích cực mua ngoại tệ với tỷ giá mua vào 18.980đ/USD nên nguồn dự trữ ngoại tệ của NHNN vẫn đảm bảo. NHNN cũng cho biết, thị trường ngoại tệ đang trong trạng thái dư cung và các NHTM đã tăng cường bán ngoại tệ cho NHNN. Do vậy, nguồn ngoại tệ dự trữ tương đối dồi dào.

Nhờ ổn định tỷ giá nên nguồn dự trữ ngoại tệ vẫn đảm bảo. Ảnh: Cao Thăng

Theo NHNN, nguồn thu ngoại tệ từ kiều hối, giải ngân vốn FDI, du lịch… ngày càng khả quan, ước tính nửa đầu năm nay kiều hối đạt 3,6 tỷ USD. Do đó cung cầu USD khó xảy ra sự cố bất thường như dư luận lo ngại. Sớm dự báo được tình hình, trước đó NHNN đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát quy mô và tốc độ tăng dư nợ cho vay ngoại tệ ở mức hợp lý, phù hợp với khả năng huy động vốn. Theo đó, phải đảm bảo dư nợ thấp hơn số dư huy động vốn (bằng ngoại tệ); kiểm soát chặt chẽ hạn mức tín dụng và thời hạn cho vay; bảo đảm khả năng thu hồi nợ bằng ngoại tệ…

Theo PGS-TS Trần Huy Hoàng, Trưởng khoa Ngân hàng (Trường ĐH Kinh tế TPHCM), USD tăng giá với mức như hiện nay thể hiện đúng tương quan giữa hai đồng tiền, là tín hiệu tốt đối với nền kinh tế. Vì vậy NHNN chưa cần can thiệp để điều chỉnh tỷ giá. Ông Hoàng cho rằng, tỷ giá hiện thời sẽ hỗ trợ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là xuất khẩu và hạn chế nhập siêu.

Để có thể bình ổn cung cầu ngoại tệ, các cơ quan chức năng cần tăng cường quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, hạn chế hoặc cấm nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng xa xỉ hoặc sản phẩm trong nước đã sản xuất được. NHNN cần khơi thông hơn nữa thị trường liên ngân hàng, chuẩn bị sẵn phương án bơm vốn USD từ quỹ dự trữ ngoại hối và hút ngoại tệ về từ các tập đoàn - tổng công ty có nguồn thu ngoại tệ lớn. Ngoài ra, NHNN và các NHTM cũng cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa việc DN sử dụng vốn vay, bởi vẫn còn hiện tượng DN sử dụng vốn vay “lệch lạc”, dòng tiền thu về không tương thích với nguồn vốn vay. Làm được việc này thì việc đáo hạn vốn USD sẽ diễn ra bình thường, sẽ không gây căng thẳng vào dịp cuối năm

(Theo HOÀNG LIÊM // SGGP Online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Kết nối ATM và những thách thức
  • Cung - cầu ngoại tệ của nền kinh tế: Cơ sở để bình ổn tỷ giá
  • IMF: Khủng hoảng nợ châu Âu có thể mang họa cho Mỹ
  • Giảm phát sẽ dẫn tới khủng hoảng ở Mỹ?
  • Đằng sau quyết định về tỷ giá đồng nhân dân tệ
  • Vì sao USD tăng giá?
  • Giảm lãi suất sẽ khơi thông được vốn?
  • Ngân hàng thay đổi chiến lược thời hậu khủng hoảng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!