Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giảm lãi suất sẽ khơi thông được vốn?

Các ngân hàng thương mại lớn sẽ giảm lãi suất cho vay bằng VND cho 3 đối tượng khách hàng ưu tiên
So với tháng trước, mặt bằng lãi suất huy động vốn và cho vay của các ngân hàng đã giảm 0,5 - 1%/năm và dự báo sẽ tiếp tục giảm dần trong thời gian tới.
 
Trong cuộc họp với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ông Nguyễn Văn Giàu tại TP.HCM vào cuối tuần qua, tổng giám đốc của nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đều nhất trí cho rằng, việc tiếp tục giảm lãi suất huy động vốn và cho vay là rất cần thiết cho nền kinh tế và hệ thống ngân hàng. Với sự hỗ trợ của NHNN, đặc biệt là sự đồng thuận cao của các NHTM, thì việc tiếp tục giảm lãi suất vốn cho vay bằng VND có thể được thực hiện ngay từ đầu tháng 7 tới.

Trước mắt, các NHTM quy mô lớn sẽ giảm ngay lãi suất cho vay bằng VND cho 3 đối tượng khách hàng ưu tiên (sản xuất nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa) xuống mức 12%-12,5%/năm. Các NHTM quy mô nhỏ và vừa cũng sẽ có động thái tương tự sau một thời gian ngắn. Dự kiến, ngay từ đầu tháng 7/2010, các thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) sẽ hạ dần lãi suất huy động bằng VND, theo lộ trình trong 3 tháng tới, từ quanh mức 11,5%/năm hiện nay xuống 11%/năm và phấn đấu đến cuối tháng 9/2010, hạ xuống mức 10,2% -10,5%/năm.

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu khẳng định, NHNN và ngành ngân hàng cùng hạ quyết tâm thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 18 của Chính phủ về giảm mặt bằng lãi suất kinh doanh xuống 12%/năm để góp phần đạt mục tiêu kinh tế đề ra (ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,5%). Vì thế, Thống đốc NHNN yêu cầu các NHTM không thực hiện thêm các khoản khuyến mãi làm tăng mức lãi suất huy động thực tế. Dự kiến, ngay vào đầu tuần này, VNBA làm việc với tất cả các thành viên của mình để thống nhất cách làm này. 

Trên thực tế, nhiều NHTM đã ưu tiên giảm lãi suất cho vay đối với 3 đối tượng trên. Cụ thể, Vietcombank và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã cho 3 đối tượng trên vay vốn với lãi suất 12%/năm, còn Vietinbank, Agribank, MHB cho vay với lãi suất 12,5%/năm. Các NHTM cổ phần khác áp dụng mức lãi suất khoảng 13%/năm. Mặt bằng lãi suất cho vay đối với các đối tượng khách hàng khác đến tháng 6/2010 cũng giảm từ 0,5% đến 1%/năm so với tháng 5/2010.

Việc dư nợ tín dụng ước tăng 3% trong tháng 6/2010 cho thấy, hoạt động cho vay bắt đầu có dấu hiệu cải thiện.

Mới đây, ông Giàu đã nhận định, trong 6 tháng đầu năm nay, dư nợ tín dụng tăng 10,52% thì không thể coi là thấp. Tuy nhiên, đại diện nhiều ngân hàng vẫn cho rằng, tăng trưởng dư nợ tín dụng trong 6 tháng đầu năm nay là chưa thật khả quan.

Trong tuần qua, lãi suất huy động bằng VND ở một số ngân hàng nhỏ tăng  nhẹ. Cụ thể, tại LienViet Bank lãi suất ở hầu hết các kỳ hạn phổ biến ở mức 11,7 - 11,82%/năm, cao nhất là 11,93%/năm. VPBank cũng điều chỉnh nhẹ lãi suất tiết kiệm, với mức 11,63%/năm cho kỳ hạn 3 tháng (lĩnh lãi cuối kỳ) và trên 11,7%/năm cho một số kỳ hạn, nhưng khoản tiền gửi của khách hàng phải đạt từ 5 tỷ đồng trở lên. Bên cạnh đó, một số ngân hàng khác như HDBank, Western Bank... đã phát hành kỳ phiếu ngắn hạn, lãi suất hấp dẫn.

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu cảnh báo sẽ xử lý nghiêm những ngân hàng sử dụng vốn trên thị trường 2 (liên ngân hàng) để cho vay ra nền kinh tế, nhằm tránh rủi ro cho toàn hệ thống. "Đầu năm nay có ngân hàng mượn vốn liên ngân hàng với tỷ lệ vay lên đến 120% và không ít ngân hàng vay đến 60 - 70% vốn trên thị trường 2", ông Giàu nói.

Đến tháng 6/2010, tỷ lệ vay trên thị trường 2 của các ngân hàng đã có chiều hướng giảm. Trong tuần cuối của tháng 6, lãi suất bình quân liên ngân hàng giảm nhẹ, giảm từ 0,02% đến 0,44%/năm, trong đó giảm mạnh nhất ở kỳ hạn 3 tháng.

Không thể dùng vốn trên liên ngân hàng để cho vay lại, các ngân hàng phải tăng cường huy động vốn từ thị trường một (dân cư và tổ chức kinh tế) để cân đối lại nguồn, nhất là theo quy định, kể từ ngày 1/10 tới, tỷ lệ an toàn vốn phải được nâng từ 8% lên 9%.

Tuy nhiên, đại diện các ngân hàng cho rằng, dư nợ tín dụng khó có thể tăng cao hơn so với tốc độ của cùng kỳ năm trước. Một phần, do thị trường xuất khẩu đang gặp khó khăn, sản phẩm tiêu thụ trong nước chậm, chứ không hẳn hoàn toàn vì áp lực lãi suất.

Theo Tổng giám đốc Vietcombank, ông Nguyễn Phước Thanh, lãi suất cho vay thỏa thuận được áp dụng ở mức thấp nhất hiện chỉ dao động 12,5 - 13%/năm dành cho khách hàng tốt.

(Theo Báo đầu tư)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Ngân hàng thay đổi chiến lược thời hậu khủng hoảng
  • Khó như… tuyển đại lý bảo hiểm!
  • Lãi suất giảm dần theo sự đồng thuận
  • Không đáng ngại về biến động tỷ giá
  • Ẩn số lạm phát và thước đo điều hành
  • Lãi vay VND vẫn chờ các đại gia!
  • Xu hướng M&A trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và bảo hiểm
  • Bất động sản sinh thái có thực sự “sinh thái”?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!