Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thương mại điện tử: Kênh đầu tư thấp nhưng hiệu quả cao

Theo khảo sát của Bộ Công thương, gần 100% doanh nghiệp đã ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT), nhưng chi phí cho TMĐT và công nghệ thông tin (CNTT) chỉ chiếm 5% tổng chi phí của doanh nghiệp.

Hiệp hội TMĐT Việt Nam và Hiệp hội TMĐT Singapore cũng đã ký kết chương trình hợp tác phát triển TMĐT hai nước bắt đầu từ năm 2011. Ảnh: Đặng Vỹ

Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Cục trưởng Cục TMĐT và CNTT – Bộ Công thương, cho biết kết quả điều tra ở 2.004 doanh nghiệp trên cả nước năm 2009, gần như 100% đã ứng dụng TMĐT (ở nhiều quy mô và cấp độ khác nhau). Trung bình mỗi doanh nghiệp trang bị 25,8 máy vi tính, có 98% số DN kết nối đường truyền Internet. Hiện TMĐT không chỉ hai thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội áp dụng, mà đã phát triển trong cả nước.

Theo kết quả điều tra này, có một nửa số DN tham gia khảo sát thuộc các địa phương ngoài hai thành phố lớn.  Tất cả các DN này đã trang bị máy vi tính, mỗi DN trong bình đạt 21,5 máy, và 10,3 nhân viên có 1 máy, và hầu hết cũng đã kết nối Internet.

Theo ông Trần Vinh Nhung, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM, TMĐT đã trở thành xu thế mới thay thế đần  phương thức kinh doanh cũ với nhiểu ưu thế nổi bật như nhanh hơn, rẻ hơn, tiện dụng hơn, hiệu quả hơn và không bị giới hạn địa lý như không gian, thời gian.

“Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới đã có tác động mạnh tới nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua, TMĐT cũng đã khẳng định vai trò quan trọng của mình như là một công cụ giúp các DN Việt Nam cắt giảm chi phí , nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh toàn cầu gay gắt”, ông Nhung đánh giá.

Một minh chứng cho thấy việc tham gia TMĐT chi phí không cao, là theo khảo sát trên của Bộ Công thương, đầu tư cho TMĐT và CNTT của các DN chỉ chiếm 5% tổng chi phí của DN, nhưng hiệu quả mang lại rất cao là trung bình 33% doanh thu của DN là từ các đơn đặt hàng qua phương tiện điện tử, và doanh nghiệp cũng dành bình quân 28% chi phí mua hàng cho việc đặt hàng qua các kênh điện tử.

 
Điều đáng ghi nhận là đã có trên 120 DN đã tham gia sàn giao dịch TMĐT trong và ngoài nước. Tuy nhiên đà tăng trưởng của các giao dịch TMĐT có phần chững lại, do trong các năm qua hiệu quả của việc tham gia sàn đối với các DN chưa thực sự cao.

Theo quy mô DN, tỷ lệ DNNVV tham gia sàn giao dịch TMĐT chỉ bằng 1/3 so với các DN lớn tham gia. Do đó, Bộ Công thương khuyến nghị, các các tổ chức Sàn GDTMĐT cần chú ý hơn nữa đối tượng khách hàng là các DNNVV; đồng thời DNNVV cũng chủ động tham gia sàn giao dịch này. Ông Quyền cho rằng đây là môi trường giao thương mở, chi phí thấp, ít bị chi phối bởi quy mô DN và tạo ra nhiều cơ hội mới so với thương mại truyền thống.

Tuy nhiên, điều rất nhiều các DN tham gia vào TMĐT vẫn còn băn khoăn lo ngại là còn nhiều trở ngại, rào cản chưa gỡ được trong quá trình tham gia, ứng dụng. Đó là môi trường xã hội và tập quán kinh doanh chưa tốt, nhận thức của người dân về sử dụng TMĐT còn thấp, ít sử dụng… là những khó khăn cho môi trường phát triển.

DN và người dân tham gia TMĐT rất lo lắng về vấn đề an ninh mạng, trong khi đó thì môi trường pháp lý lại chưa hoàn thiện. Những yếu tố về hạ tầng, về dịch vụ hiện cũng còn gây băn khoăn, chẳng hạn người sử dụng vẫn còn rất mơ hồ về hệ thống thanh toán, chuyển tiền.

Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Nguyễn Ngọc Dũng, Trưởng đại diện Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tại phía Nam, điều chủ yếu là người dân chưa biết, chưa quen và không sử dụng TMĐT, chứ thực ra tất cả các điều kiện về hạ tầng, về pháp lý, về các giải pháp… ở Việt Nam đều đã có. Vấn đề quan trọng là, theo ông Dũng, chính DN tham gia TMĐT cần phải biết giới thiệu, quảng bá, đưa dịch vụ của mình đến với DN và cộng đồng, vì thực tế hiện nay, chính các DN tham gia TMĐT cũng rất ít quảng bá và phổ biến kiến thức.

(tamnhin)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Doanh nghiệp tiếp cận tín dụng: Cần sự tương trợ của ngân hàng!
  • Đất phía tây Hà Nội: 'Lướt sóng' và 'thổi' giá?
  • Đăng ký đầu tư ra nước ngoài 7 tỷ USD - Tiềm ẩn nhiều rủi ro
  • Con số và sự kiện
  • Villa Park – Cơ hội đầu tư mới trên thị trường bất động sản
  • Năm 2010: FDI đổ vào các nước đang phát triển đạt 416 tỷ US$
  • Lãi suất nóng do cách 'kiếm ăn' mới của giới ngân hàng?
  • Chủ động đối phó rủi ro lãi suất, tỷ giá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!