Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tìm biện pháp thúc đẩy tiến độ các dự án ODA

Để xử lý những vướng mắc trong đấu thầu, điểm gây ách tắc nhất trong quá trình thực hiện các dự án ODA, các chủ đầu tư ở Việt Nam cần chủ động tìm hiểu và áp dụng các thủ tục quốc tế.

Ảnh minh họa

Để giải quyết các vấn đề chưa rõ ràng, các mâu thuẫn và chậm trễ khi thực hiện đấu thầu trong các dự án ODA tại Việt Nam, ngày 4/6, Cục Quản lý Đầu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Nhóm 6 Ngân hàng đồng tổ chức hội thảo “Áp dụng thủ tục đấu thầu trong các dự án ODA”.

Nhóm 6 ngân hàng này bao gồm Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (Korea Eximbank).

Tiến độ thực hiện các dự án ODA còn chậm

Theo đánh giá của Nhóm 6 Ngân hàng thì Việt Nam đang triển khai khá tốt các dự án sử dụng vốn ODA với số dự án hoàn thành cao, tuy nhiên còn một số vấn đề cần lưu ý.

Trưởng Ban Đấu thầu Ngân hàng Thế giới (WB) Kofi Awanyo cho biết hiện tại tỷ lệ giải ngân ODA  dự án  ở  Việt Nam thuộc loại thấp nhất trong khu vực. Ví dụ trong tháng 3/2010, tỷ lệ giải ngân các dự án của WB là 16%, trong khi mức trung bình là 23%.

Ông Kofi Awanyo nói điều này rất khó thuyết phục Ban Lãnh đạo WB trong việc tiếp tục cho vay vốn.

Tiến độ thực hiện thường chậm hơn so với kế hoạch ban đầu đã thống nhất với các nhà tài trợ trong phần lớn các dự án ODA tại Việt Nam là thách thức lớn nhất để Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu phát triển theo đúng thời gian đã đặt ra.

Đấu thầu vẫn là điểm gây ách tắc nhất trong quá trình thực hiện dự án. Có nhiều khó khăn bắt nguồn từ sự khác biệt giữa các quy định trong đấu thầu khi sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước với nhà tài trợ trong các dự án ODA.

Khoản 3, Điều 3 của Luật Đấu thầu Việt Nam quy định trong trường hợp đó, sẽ tuân thủ theo các hiệp định pháp lý với nhà tài trợ. Tuy nhiên, theo ông  Lê Văn Tăng, Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu cho biết, trên thực tế, khi thực hiện, nhiều chủ dự án dù có nhiều năm kinh nghiệm làm việc với các nhà tài trợ vẫn do dự khi tuân thủ các quy định trong hiệp định pháp lý với nhà tài trợ.

Cần tìm hiểu và áp dụng các thủ tục quốc tế

Theo ông Kofi Awanyo, trước hết, các chủ đầu tư ở Việt Nam cần phải hiểu những hướng dẫn đấu thầu của nhà tài trợ.

Các nhà tài trợ có quy định hết sức ngặt nghèo liên quan đến vấn đề xung đột lợi ích. Cụ thể là các đơn vị do Bộ chủ quản, chủ đầu tư nắm giữ một phần vốn chỉ có thể tham gia đấu thầu nếu độc lập về mặt pháp lý, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Nhà tài trợ sẽ quan tâm tìm hiểu kỹ về mối quan hệ giữa công ty với Bộ chủ quản chứ không chỉ căn cứ vào mức cổ phần dưới 50% như quy định của Việt Nam.

Về thời hạn nộp Hồ sơ dự thầu, mở thầu, Nhóm 6 Ngân hàng mở thầu tại thời gian địa điểm đã thông báo mà không phụ thuộc số lượng hồ sơ, trong khi phía Việt Nam quy định tối thiểu 3 hồ sơ, nếu không đủ phải xin ý kiến người có thẩm quyền.

Về đánh giá hồ sơ dự thầu, quy định của các nhà tài trợ là không tự động loại hồ sơ có giá dự thầu cao hơn giá gói thầu mà phải căn cứ vào mức độ hợp lý thực tế để lựa chọn.

Ngoài ra, ông Kofi Awanyo cũng nêu những khác biệt khác trong các quy định về hình thức đấu thầu, thời gian trong đấu thầu, chấm thầu, thương thảo hợp đồng…

Đại diện Cục Quản lý Đấu thầu và Nhóm 6 Ngân hàng cũng đã giải đáp hầu hết những những vướng mắc của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án về thủ tục đấu thầu các dự án có vốn ODA.

Ông Lê Văn Tăng, Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu cho rằng các chủ đầu tư cần tìm hiểu kỹ các quy định về đấu thầu, đặc biệt là Nghị định 85/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều điểm mới, có nhiều điểm phù hợp với các thông lệ quốc tế như những quy định về ngôn ngữ hồ sơ dự thầu, về đánh giá hồ sơ…

Và điều quan trọng là các chủ đầu tư, BQL dự án cần phải chủ động tìm hiểu và ưu tiên áp dụng các thủ tục quốc tế trong các dự án ODA, tích cực đẩy nhanh tiến độ các dự án, triển khai dự án để sử dụng vốn ODA với hiệu quả cao nhất.

(Theo Huy Thắng // Tin Chính phủ)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Giải mã vấn đề nóng chính sách tiền tệ
  • Nợ nước ngoài: Số phận những "con nghiện" không biết điểm dừng
  • Thanh toán phi tiền mặt: Ì ạch ở vạch xuất phát
  • Doanh nghiệp từng bước tiếp cận vốn lãi suất thấp
  • “Bong bóng" bất động sản ở Hà Nội bắt đầu xì hơi
  • Nhà đầu tư ngó nghiêng 9 ha đất "kim cương"
  • Ế ẩm đô thị trong khu công nghiệp
  • Thận trọng với cổ phiếu nhỏ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!