Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tín dụng ngoại tệ tăng thấp nhất kể từ đầu năm

Diễn biến mới về tăng trưởng tín dụng ngoại tệ có thể là kết quả bước đầu từ yêu cầu kiểm soát chặt của Ngân hàng Nhà nước đưa ra tháng 6.

Tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ trong tháng 6 đã xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm, theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa xây dựng dự thảo báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2010, chuẩn bị cho phiên họp thường kỳ của Chính phủ trong hai ngày tới.

Dự thảo báo cáo trên đưa ra một số dữ liệu ước tính về tình hình tăng trưởng tín dụng, cho thấy đã có những chuyển động mới đáng chú ý.

Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tín dụng đã tăng dần qua các tháng đầu năm 2010; ước tính đến 30/6/2010, tổng dư nợ tín dụng đã tăng 10,52% so với cuối tháng 12/2009. Đây cũng là con số đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đưa ra trong lần trả lời báo giới mới đây. Theo đó, dư địa để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu dự kiến cả năm 2010 (25%) trong 6 tháng còn lại là khá lớn.

Điểm nổi bật trong 6 tháng đầu năm, cũng như đề cập trong dự thảo trên, là tín dụng bằng ngoại tệ đã tăng rất mạnh. Dự thảo cho biết, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ ước tính đến hết tháng 6 đã tăng tới 27,5% so với tháng 12/2009.

Tuy nhiên, số liệu cụ thể qua các tháng cho thấy tốc độ tăng tín dụng ngoại tệ đã giảm dần. Cụ thể, tháng 1 là 2,11%; tháng 2 là 6,74%; tháng 3 là 5,95%; tháng 4 là 4,92%; tháng 5 là 3,73% và tháng 6 là 1,45%. Riêng trong tháng 5, con số mà Ngân hàng Nhà nước công bố trước đó là 3,16%.

Như vậy, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ đã giảm dần, và mức tăng trong tháng 6 này là thấp nhất kể từ đầu năm. Đây có thể là kết quả bước đầu của sự phối hợp giữa Bộ Công Thương và Ngân hàng Nhà nước trong việc hạn chế cấp ngoại tệ dùng để nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu mà trong nước đã sản xuất được. Mặt khác, từ trung tuần tháng 6, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chính thức đưa ra 6 yêu cầu đối với các tổ chức tín dụng để tăng cường kiểm soát tín dụng ngoại tệ.

Qua dữ liệu đưa ra trong dự thảo trên, một điểm nổi bật khác cũng cần chú ý là: trong khi tăng trưởng tín dụng ngoại tệ tăng đột biến (nếu theo dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước thì ở khoảng 23% - 24%, thay vì con số 27,5% nói trên), thì huy động vốn bằng ngoại tệ trong 6 tháng đầu năm lại chỉ tăng 3,09%. Như từng đề cập, nếu chênh lệch quá lớn này tiếp tục kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định và khả năng cân đối vốn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Từ trung tuần tháng 6 đến nay, thị trường cũng đã bắt đầu đón nhận những chuyển động mới của lãi suất huy động USD với sự gia tăng nhanh chóng. Nếu trước đó, lãi suất huy động USD những mức cao chỉ phổ biến quanh 4,5%/năm, thì nay nhiều ngân hàng đã tiếp cận mốc 5%/năm; một số thành viên đã nâng lên tới 5,25% - 5,5%/năm.

Ngược lại, nếu tăng trưởng tín dụng bằng VND liên tiếp ở mức thấp từ đầu năm đến nay, thì tăng trưởng huy động VND lại khá ấn tượng. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, huy động vốn trong 6 tháng đầu năm tăng đã 10,82%, trong đó bằng VND tăng 13,1%. Sự ấn tượng của con số này là tốc độ khá cao sau khi lượng tiền gửi VND của các tổ chức kinh tế giảm khá mạnh trong 2 tháng đầu năm. Và con số này tiếp tục cao hơn tăng trưởng tín dụng VND, thay cho tình trạng luôn thấp hơn kéo dài trong năm 2009.

Về tổng phương tiện thanh toán (M2), dự thảo báo cáo trên cho biết đã có hướng tăng dần qua các tháng đầu năm 2010; ước tính đến 30/6/2010 tăng 9,6% so với tháng 12/2009 (6 tháng/2009 là 17,43%). Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá rằng, tổng phương tiện thanh toán tăng thấp hơn 6 tháng đầu năm 2009 là phù hợp với điều kiện thực tiễn khi dừng hỗ trợ lãi suất vay vốn ngắn hạn, đồng thời phù hợp với mục tiêu tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán cả năm (khoảng 20%).

(Theo Vneconomy)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • “Săn” nhà ven đô
  • Tín dụng ngoại tệ ...chọn khách
  • Luồng vốn FDI đang thuận
  • Bùng nổ hàng loạt dự án bất động sản nghỉ dưỡng
  • Bùng nổ dịch vụ cho vay tín chấp
  • Hoành tráng nhưng khó khả thi
  • Cảnh báo cho vay USD
  • Kịch bản kinh tế Việt Nam năm 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!