Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Quốc có tránh được khủng hoảng nhà đất theo kiểu Mỹ đã làm?

Chuyên gia Jeremy Grantham, người đã tiên đoán chính xác thị trường chứng khoán Mỹ suy giảm trong thập niên qua cho biết, phương pháp tiếp cận “kinh nghiệm” nhằm kiềm chế bong bóng tài sản có thể giúp Trung Quốc tránh được cuộc khủng hoảng nhà đất kiểu Mỹ.

Các nhà lập pháp Trung Quốc đã đưa ra yêu cầu thanh toán, tỷ lệ thế chấp và các khoản cho vay hạn chế đối với người mua nhà, trong nỗ lực làm dịu giá tài sản tăng kỷ lục.

Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke cho biết, trong tháng Một, lãi suất của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc thấp nên đã không gây ra tình trạng bong bóng nhà đất tương tự như tình trạng bong bóng nhà đất tại Mỹ trong thập kỷ vừa qua và cho hay, và rằng việc điều chỉnh tốt hơn này sẽ có hiệu quả hơn trong việc hạn chế hiện tượng bùng nổ bong bóng nhà đất.

Dẫn chứng của chủ tịch FED Bernanke cho thấy rằng, vấn đề bong bóng tài sản không tác động lên tất cả, song Trung Quốc đang mạo hiểm trong việc thử những cái mới và quốc gia này thực sự rất thận trọng trước những rủi ro tiềm tàng, Giám đốc đầu tư chiến lược thuộc Grantham Mayo Van Otterloo & Co, ông Grantham, cho biết.

Hôm 15/6, đại diện ngân hàng Trung Quốc cho hay, dường như rủi ro tín dụng trong ngành công nghiệp bất động sản của Trung Quốc đang tăng và cảnh báo về áp lực ngày càng lớn từ các khoản nợ xấu. Giá bất động sản tại Trung Quốc đã tăng 12,4% vào tháng Năm kể từ năm ngoái.

Chỉ số bất động sản An S&P/Case Shiller tại 20 thành phố tại Trung Quốc đã giảm 33% kể từ mức đỉnh điểm từ tháng 7/2006 tới tháng 4/2009.

Trung Quốc cũng đã lâm vào tình trạng bong bóng nhà đất, tuy nhiên, quy mô của tình trạng này không đáng kể so với khủng hoảng nhà đất tại Mỹ, bởi Trung Quốc có ít người có đủ khả năng tài chính để sở hữu các căn hộ đắt tiền. Hiện tại, không có tình trạng bong bóng trên thị trường chứng khoán Trung Quốc.

Tính đến ngày 31/3/2010, công ty của ông Grantham quản lý 106,3 tỷ USD và nổi tiếng trên thị trường chứng khoán Mỹ. Năm 2000, ông đã dự đoán chính xác rằng, cổ phiếu Mỹ sẽ mất giá trong thập kỷ tới. Chỉ số bất động sản Standard & Poors 500 đã giảm 1% một năm trong vòng 10 năm và đã kết thúc vào ngày 31/12/2009. Tháng 3/2009, ông Grantham đã gợi ý các nhà đầu tư quay trở lại thị trường chứng khoán Mỹ, khi giá cổ phiếu đạt mức 12%/năm.

Chỉ số S&P 500 đã tăng gần 80% so với mức thấp nhất của giai đoạn từ 9/3/2009 đến 23/4 năm nay. Chỉ số này đã giảm 0,2%, xuống 1089,63 điểm hôm 14/6 tại New York.

Grantham, người dự đoán giá trị hợp lý của chỉ số S&P 500 là 875 hồi tháng Tư, cho biết, tốc độ khôi phục của thị trường chứng khoán đã “vượt quá mức” và được kích thích thêm bằng chính sách tiền tệ của FED, hơn là bằng sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế mà Mỹ đã phải đối phó trong 7 năm qua.

Ông cho rằng, việc giữ lãi suất cho vay chuẩn gần mức thấp kỷ lục quá lâu có thể là “thảm họa tiềm tàng” cho nền kinh tế.

(vitinfo)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Giám sát cho vay bất động sản: có bớt bong bóng?
  • Tính hai mặt của vay ngoại tệ
  • Mức giá kỷ lục mới của vàng nói lên điều gì?
  • Chiến thuật tiền tệ cực kỳ vị kỷ của Trung Quốc
  • Chuyện quản lý: Ðẩy nhanh tiến độ các dự án ODA
  • Kitco phân tích ngưỡng cản, hỗ trợ của ba kim loại vàng bạc đồng
  • Bất động sản Bình Dương: Choáng với nhà đầu tư phía bắc!
  • Vì sao USD tăng giá?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!