Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Quốc tăng lãi suất, còn nữa…!

Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) vừa có thêm một động thái thể hiện quyết tâm chống lạm phát của nước này, đó là tăng lãi suất cơ bản. Đây là lần tăng lãi suất thứ hai trong năm.

Trước đó, quốc gia này đã triển khai đồng loạt nhiều giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, song vẫn giữ lại giải pháp tăng lãi suất vì cho rằng nó có thể gây ra tác động ngược. Tuy nhiên, lần tăng lãi suất cơ bản này có thể chưa phải là cuối cùng trong chu kỳ thắt chặt tiền tệ hiện nay của Trung Quốc.

Hôm 26/12, PBoC đã nâng lãi suất cơ bản thêm 0,25% đối với tất cả các khoản tiền vay và tiền gửi có kỳ hạn một năm, áp dụng từ ngày 26/12. Cụ thể, lãi suất huy động và lãi suất cho vay sẽ được nâng lên lần lượt là 2,75% và 5,81%.

Chỉ cách đây vài tháng, các nhà nghiên cứu kinh tế của Trung Quốc đã công bố quan điểm mới trong phòng chống lạm phát của nước này là "thận trọng tăng lãi suất". Lý lẽ xương sống của quan điểm mới này là việc tăng lãi suất có thể kích thích dòng tiền nóng đổ vào nước này để thổi lên các loại bong bóng tài sản, điều cũng sẽ khiến lạm phát tăng lên, kèm với những rủi ro khác khi bong bóng vỡ. Vì thế, mãi đến tận tháng 10 vừa qua, PBoC mới lần đầu tiên tăng lãi suất sau gần 3 năm.

Thực tế, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã 6 lần nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng lớn trong năm 2010 trong nỗ lực kìm chế lạm phát của nước này. Sau lần nâng gần đây nhất, ngày 20/12/2010, thêm 0,5%, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng lớn đã lên tới 18,5% (tỷ lệ này của năm trước là 15,5%), một tỷ lệ rất cao nếu so với mức đang được áp dụng đối với các ngân hàng thương mại của Việt Nam hiện nay, 3%.

Bên cạnh việc liên tục tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, "đơn thuốc" chống lạm phát của Trung Quốc còn bao gồm "gói" 16 biện pháp khác, trong đó, trọng tâm là ổn định giá nông sản. Đây là nhóm hàng mà sự tăng giá của nó đã góp phần chính vào mức tăng trên 10% của giá lương thực, thực phẩm tại nước này, trong đó, riêng mặt hàng rau quả đã tăng tới gần 70% tại 36 thành phố lớn. Tỷ lệ lạm phát thực tế của Trung quốc đã lên đến 5% trong năm nay, vượt xa mức dự kiến (3%).

Loạt các động thái thắt chặt tiền tệ mới này được xem là sự cụ thể hóa quan điểm của Bộ Chính trị Trung Quốc công bố hôm 3/12 là chuyển từ chính sách tiền tệ nới lỏng sang chính sách tiền tệ thận trọng.

Tuy nhiên, một số nhà kinh tế cho rằng, những biện pháp của chính phủ Trung Quốc như nói trên chỉ có tác dụng hạn chế và nhất thời, vì nó không giải quyết được vấn đề có quá nhiều tiền đang được lưu thông do đồng nhân dân tệ được can thiệp để có giá quá thấp so với giá trị thực; chỉ cần Mỹ in thêm tiền là gây biến động rất lớn cho nền kinh tế Trung Quốc, nổi bật là lạm phát. Thực tế, Mỹ đã và đang làm điều này trong kế hoạch bỏ ra thêm 600 tỷ USD để mua trái phiếu chính phủ.

Từ lâu, Trung Quốc đã coi kiềm chế lạm phát là một trong những mục tiêu tối thượng trong phát triển kinh tế bên cạnh mục tiêu tăng trưởng cao. Dân số quá đông của nước này khiến cho mỗi phần trăm tăng lên của tỷ lệ lạm phát hay giảm đi của tốc độ tăng trưởng có thể đẩy hàng trăm triệu người vào hoàn cảnh khó khăn do thất nghiệp hoặc giảm thu nhập thực tế.

Tuy nhiên, việc theo đuổi quá nhiều mục tiêu cùng lúc sớm muộn cũng sẽ làm cho những mâu thuẫn giữa các mục tiêu đối lập trở nên gay gắt. Chính sách duy trì tỷ giá thấp thông qua việc mua gom ngoại tệ vào kho dự trữ nhằm hỗ trợ xuất khẩu làm tăng lượng cung tiền trong lưu thông, một trong những mầm mống của lạm phát là một mâu thuẫn.

Giờ đây, Trung Quốc đang phải “trả giá” cho chính sách đồng nhân dân tệ giá thấp. Một cuộc khảo sát của Ngân hàng trung ương Trung Quốc trong quý này cho thấy, người tiêu dùng nước này đang quan tâm đến lạm phát hơn bất kỳ thời gian nào trong thập kỷ qua khi một mặt, tiền tiết kiệm của họ đang mất dần giá trị, mặt khác, các công ty như McDonald's Corp đang đẩy giá bán lên hàng ngày.

PBoC đang gia sức hút tiền từ lưu thông về qua loạt 6 lần nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong năm và nay là nâng lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, theo giới quan sát, chuỗi các động thái thắt chặt tiền tệ của PBoC còn đang ở phía trước.

"Chúng tôi nghĩ rằng, việc sử dụng các biện pháp định lượng, chẳng hạn tỷ lệ dự trữ bắt buộc, để kiềm chế tính thanh khoản và tín dụng là chưa đủ và rằng, việc điều chỉnh giá của tín dụng - lãi suất - là cần thiết để có được áp lực tăng giá trong tầm kiểm soát", Brian Jackson, một nhà kinh tế của Ngân hàng Hoàng gia Canada tại Hồng Kông nói. "Chúng tôi hy vọng lãi suất sẽ tăng thêm 75 điểm (0,75%) trong năm 2011", ông này cho biết thêm.

Hãng tin Bloomberg cũng dẫn lời giới phân tích quốc tế về khả năng các nỗ lực chống lạm phát của Trung Quốc sẽ tập trung vào đầu năm 2011. Một số chuyên gia của ngân hàng JPMorgan Chase (Mỹ) cho rằng, trong 6 tháng tới, PBoC có thể đẩy mạnh tăng cả lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc để hút tiền khỏi lưu thông, đồng thời tiếp tục cho phép đồng nhân dân tệ tăng giá so với USD.

 "Các động thái chính sách tiền tệ của Trung Quốc có thể diễn ra dồn dập trong những tháng tới, khi mà tỷ lệ lạm phát của nước này vẫn ở mức cao và nền kinh tế đối mặt với nguy cơ tăng trưởng nóng", kinh tế gia trưởng của JPMorgan Chase tại Trung Quốc, ông Wang Qian, nói.

Một kinh tế gia của HSBC Holdings Plc cũng cho biết, ông hy vọng "sẽ có một sự điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhiều hơn trong những tháng tới".   

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Năm 2011: Siết tín dụng để "ép" lạm phát
  • '2011 - năm khắc nghiệt của bất động sản TP HCM'
  • Điều hành chính sách tiền tệ 2011: Thận trọng, chủ động và linh hoạt
  • Bất động sản Trung Quốc lăn theo ‘vết xe đổ’ Mỹ?
  • Nhân dân tệ có thể tăng 4,5% vào năm 2011
  • Đô thị “mọc” tràn lan... rồi bỏ hoang!
  • Cần minh bạch trong đầu tư công
  • Phát hành trái phiếu vàng: Nên hay không?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!