Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hạ lãi suất bằng cách điều chỉnh giảm kỳ vọng lạm phát

Ngược với mục tiêu giảm lãi suất của Chính phủ, tuần qua, một số ngân hàng như ACB, Eximbank, SCB, Kienlong Bank, Nam A Bank… đã đẩy lãi suất huy động tiền đồng một số kỳ hạn lên 11,6 – 11,8%/năm.


Lãi suất, tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều giới làm ăn kinh tế.
Ảnh: Lê Quang Nhật

Giải thích hiện tượng này, tiến sĩ Cao Sỹ Kiêm, phó chủ tịch hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, cho rằng, việc tăng lãi suất có thể là do ngân hàng phải cơ cấu lại nguồn tiền. Việc tăng lãi suất tiền đồng cần được xem trong bối cảnh một tuần trước đó (tuần lễ 7 – 13.5), một số ngân hàng thương mại cổ phần (Sài Gòn Thương Tín, Xuất nhập khẩu, Đông Nam Á, Kiên Long) đã điều chỉnh tăng lãi suất USD khoảng 0,1 – 0,2%/năm. Tổng giám đốc một ngân hàng cho rằng, lãi suất USD và lãi suất tiền đồng liên quan mật thiết nhau. Khi lãi suất USD tăng, nếu lãi suất tiền đồng không tăng, có thể có chuyển dịch từ gửi tiền đồng sang gửi USD. Tất nhiên, lãi suất cũng liên quan mật thiết với kỳ vọng lạm phát.

Giảm lãi suất: không xa vời

Theo phân tích của các chuyên gia, nguyên nhân kỳ vọng tăng lạm phát, tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm là do Chính phủ điều chỉnh mục tiêu lạm phát từ 7% lên 8% vào hồi cuối tháng 4 vừa qua. Theo TS Võ Trí Thành, lãi suất thị trường khó giảm khi mà người gửi tiền kỳ vọng lạm phát cao hơn mức 7%, do Chính phủ hô hào nới lỏng tín dụng, tăng chi tiêu. Chính sự kỳ vọng đó, người giữ tiền không gửi tiền vào hệ thống ngân hàng mà chờ lãi suất tăng. Hệ luỵ tất yếu là ngân hàng phải tăng lãi suất huy động để hút vốn vào hệ thống và người giữ tiền lại hy vọng, chờ đợi. Thế là rơi vào vòng luẩn quẩn và lãi suất khó có thể giảm được ngay.

Theo TS Kiêm, việc điều chỉnh mục tiêu lạm phát lên 8% càng làm tăng kỳ vọng lạm phát của thị trường, mặc dù, việc điều chỉnh lạm phát không phải xuất phát từ kỳ vọng của thị trường mà do những yếu tố vĩ mô làm cho lạm phát tăng lên, không giữ được ở mức 7%. Những yếu tố đó là bội chi ngân sách, nhập siêu, giảm xuất khẩu, nguồn vốn FDI giải ngân bị hạ xuống, khối lượng cung tiềng tăng lên… Nhưng TS Kiêm cũng nói: “Trong tình hình nền kinh tế đang tăng trưởng, kinh tế thế giới chưa ổn định thì mình vẫn phải chấp nhận lạm phát ở mức có thể chấp nhận để cứu tăng trưởng, không thể ép được”.

Theo TS Thành, Chính phủ cần phải điều hành một cách minh bạch rõ ràng và tuyên bố giữ lạm phát ở mức 8%. Song song với việc làm đó, Chính phủ cần phải thể hiện bằng hành động, chính sách điều hành thông qua giải pháp kinh tế. Cụ thể là, thông qua chính sách nhập siêu phải giảm xuống, tăng xuất khẩu lên, cải thiện cán cân thanh toán vãng lai, giảm bội chi ngân sách, tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển… Tất cả những giải pháp ấy sẽ làm cho kinh tế ổn định, giá trị đồng tiền tốt lên và hệ quả tất yếu là lãi suất sẽ giảm xuống. Mục tiêu đến cuối năm giảm lãi suất huy động xuống 10%/năm và cho vay xuống 12%/năm sẽ thành hiện thực.

“Nếu điều chỉnh được kỳ vọng lạm phát của thị trường xuống mức lạm phát mục tiêu của Chính phủ thì lãi suất sẽ giảm xuống”

TS Võ Trí Thành, phó viện trưởng viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương

Nên tăng mạnh tín dụng?

Theo quan điểm của ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng thì cả năm vẫn giữ nguyên là 25%. Nguyên nhân là do tăng trưởng tín dụng quý 1 chỉ có 3,5% cho nên các quý sau có đẩy mạnh tín dụng cũng không làm tăng tổng tăng trưởng tín dụng trong năm.

Tuy nhiên, TS Kiêm cho rằng, việc điều chỉnh tăng trưởng tín dụng vẫn để ngỏ và có thể du di lên mức 30% cũng không ảnh hưởng tới chỉ tiêu lạm phát là 8%. Hiện Chính phủ đang để ngỏ vấn đề này. Hơn nữa, bản thân nền kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp, bị đối phó rất căng thẳng, quyết liệt và hết lực với cuộc lạm phát vừa rồi nên khả năng tự lực, khả năng vốn của họ rất thấp. Nếu ngân hàng Nhà nước không cung vốn cho nền kinh tế mà lại thắt chặt thì không tạo được sức mua và nền kinh tế không có tăng trưởng.

Trong lúc đó, TS Thành lại cho rằng, mối quan hệ giữa cung tín dụng và GDP không phải là mối quan hệ tuyến tính. Tăng trưởng thực của nền kinh tế là hàm số của nhiều biến và cung tín dụng là một trong những biến số đó. “Việc có đạt được mục tiêu tăng trưởng nền kinh tế 6,5% hay không phụ thuộc vào chất lượng sử dụng nguồn vốn chứ không phải tăng cung vốn. Ví dụ cụ thể nhất là kết quả tăng trưởng quý 1/2010, trong khi tăng trưởng tín dụng chỉ có 3,5% thì tăng trưởng nền kinh tế đạt 5,5%”, TS Thành phân tích.

Thật ra, tăng trưởng tín dụng đạt bao nhiêu trong năm nay không phải là vấn đề quá quan trọng, vấn đề là Chính phủ cần phải hành động hợp lý để kỳ vọng thị trường phản ứng theo đúng mục tiêu Chính phủ đã đặt ra.

( Theo Minh Huệ // SGTT Online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Bảo hiểm nông nghiệp: Sao vẫn “vườn không nhà trống”?
  • Không đánh thuế nhà: Bất lực nhìn đầu cơ?
  • OECD: Nâng dự báo về tăng trưởng kinh tế thế giới nhờ Châu Á
  • Thuế vụ: bài học từ Hi Lạp!
  • Sốt đất ở Hà Nội: Dấu hiệu của nạn "bong bóng"?
  • Đổi 5 khu đất lấy 1 con đường: Kiểm tra toàn dự án
  • Bão nợ châu Âu “cứu sống” thị trường nhà đất Mỹ
  • Bất động sản Hà Nội: “Trò chơi” của các đại gia
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!