Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tỷ giá hối đoái "nóng" tại G20

Tỷ giá hối đoái "nóng" tại G20Hôm nay, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi G20 sẽ khai mạc tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc).

Diễn ra trong bối cảnh tốc độ phục hồi của nền kinh tế thế giới đang chậm lại và thị trường tài chính toàn cầu có những biến động mạnh, Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này được đánh giá sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết các khó khăn của kinh tế toàn cầu.
 
Những hàng rào an ninh đang được siết chặt tại Seoul và không khí trước thềm hội nghị thượng đỉnh G20 cũng đang nóng lên từng ngày. Hàng loạt vấn đề khó khăn sẽ được đem ra bàn thảo tại hội nghị G20 lần này, trong đó tập trung vào 4 chủ đề chính: Tỷ giá hối đoái, xây dựng mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu, cải cách Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF và thúc đẩy phát triển ở các nước nghèo. Vấn đề môi trường bị đặt ra ngoài chương trình nghị sự.
 
Tỷ giá hối đoái là vấn đề mang tính thời sự của nền kinh tế thế giới hiện nay. Những cuộc tranh cãi càng nóng lên sau quyết định mới đây của FED tung 600 tỷaUSD mua trái phiếu chính phủ trong vòng 8 tháng tới. Nhiều nước đã bày tỏ lo ngại rằng, việc in tiền của FED có thể làm suy yếu đồng USD, đẩy giá hàng hóa lên cao và gây ra làn sóng đầu tư không thể kiểm soát vào các thị trường đang nổi.
 
Tuy nhiên, Mỹ không phải là nước duy nhất đang hạ giá đồng nội tệ để tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu. Nhiều nước khác trong đó có cả chủ nhà Hàn Quốc cũng đang mua USD để giảm giá đồng nội tệ. Do vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng, hội nghị G20 lần này chưa thể dập tắt được ngọn lửa của cuộc chiến tranh tiền tệ đang nhen nhóm.
 
Giáo sư Kim Jung-sik, Khoa kinh tế trường đại học Yonsei: “Hội nghị G20 sẽ chỉ đạt được 1 thoả thuận hết sức mơ hồ về vấn đề tiền tệ. Sẽ không có bất cứ đề xuất nào về việc thay đổi tỷ giá hối đoái của một đồng tiền cụ thể nào đó được đưa ra tại hội nghị lần này”.
 
Điểm son của hội nghị G20 năm nay được chờ đợi sẽ nằm trong chủ đề cải tổ IMF. Lần đầu tiên 20 siêu cường kinh tế thế giới đồng ý cải tổ cơ cấu vận hành của IMF, theo hướng để cho định chế này có nhiều công cụ hơn trong trường hợp IMF cần can thiệp để hỗ trợ các nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, đồng thời nâng cao vai trò của các nền kinh tế đang nổi lên trong IMF.
 
Một điểm đáng chú ý khác tại hội nghị là "Sáng kiến Hàn Quốc", theo đó các nước phát triển sẽ chuyển từ trợ giúp tài chính sang tăng cường tiềm năng tăng trưởng cho các nước đang phát triển.
 
Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với nhiều vấn đề cấp bách, hội nghị thượng đỉnh G20 được kỳ vọng sẽ đạt được những kết quả cụ thể để giúp ngăn chặn khủng hoảng và cải thiện cấu trúc nền kinh tế thế giới.

(VTV)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh tiền tệ
  • Chuyển động mùa vốn cuối năm: Thắt hay không thắt?
  • Huy động và cho vay vốn bằng vàng: Vì sao phải siết?
  • Khi nào giá vàng thôi "điên đảo"?
  • Chất lượng vỉa hè
  • “Bão” tại các cửa hiệu kim hoàn: Người cuồng, vàng sốt
  • Trữ USD có an toàn?
  • Kinh tế vĩ mô: Lạm phát và bất ổn chính sách
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!