Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vấn nạn tài chính từ Vinashin "Quýt làm cam chịu".

Một số công ty quốc doanh Việt Nam đã không thể phát hành trái phiếu ở nước ngoài sau khi Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) không trả được các khoản nợ nước ngoài.

Theo tin ngày 6/1 của hãng thông tấn Đức DPA, một người phát ngôn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) là ông Trương Huy Cường nói rằng công ty ông đã phải ngưng kế hoạch bán 1 tỉ USD trái phiếu ở nước ngoài vốn được dự trù thực hiện vào quí thứ tư của năm 2010. Vietnam News trích lời ông Đinh La Thăng, Chủ tịch PetroVietnam, nói rằng công ty này sẽ tìm cách thực hiện lại kế hoạch bán trái phiếu “vào một thời điểm thích hợp.”

Cuối tháng 12 vừa qua, Tập đoàn Vinashin đã không trả được khoản tiền 60 triệu USD, là khoản tiền đầu tiên của hợp đồng vay 600 triệu đô la do Ngân hàng Credit Suisse dàn xếp vào năm 2007.

Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cũng đã phải hoãn lại kế hoạch bán 500 triệu USD trái phiếu ở nước ngoài.

Hãng tin DPA trích lời chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang A cho rằng các công ty quốc doanh đã phải tạm gác lại việc bán trái phiếu ở nước ngoài vì các công ty xếp hạng tín dụng quốc tế đã hạ mức tín dụng quốc gia của Việt Nam. Ông Nguyễn Quang A nói thêm rằng “các công ty quốc doanh sẽ gặp nhiều khó khăn vì thiếu vốn”, nhưng việc này cũng có một ảnh hưởng tích cực là các công ty đó giờ đây phải siết chặt chi tiêu và nhờ vậy mà “hiệu quả sử dụng vốn sẽ cao hơn.”

Trong khi đó, một bài tường thuật của tờ Financial Times cho biết vấn đề của Vinashin cũng khiến cho các công ty khác ở Việt Nam phải trả lãi suất cao hơn khi huy động vốn ở nước ngoài.

Bài báo trích lời ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Công ty Hoàng Anh Gia Lai, nói rằng trong lúc chuẩn bị phát hành 200 triệu USD trái phiếu tại Singapore trong tháng này, công ty ông phải đối mặt với chi phí vay tiền cao hơn nhiều so với chi phí của các công ty ở những nước đang phát triển trong khu vực.

Ông Đức cho rằng việc Vinashin không trả được nợ đã làm cho tình hình trở nên xấu hơn, sau khi đã xấu đi hồi tháng trước vì thứ hạng tín dụng quốc gia của Việt Nam bị hạ thấp.

Ông Ðức nói thêm rằng các công ty Việt Nam muốn phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế hiện nay chắc sẽ phải trả lãi suất 9% hoặc cao hơn, thay vì khoảng 7% như trước đây.

(tamnhin)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Phía sau “cơn sốt” lãi suất
  • Năm 2011 cần tạo đột phá trong hoạt động cổ phần hoá DNNN
  • Tăng trưởng kinh tế còn dựa vào vốn vay
  • Đầu tư đất nền mang lại lợi nhuận cao nhất
  • Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước
  • Cầu vốn hạn ngắn tăng đột biến
  • Bất động sản du lịch: "siêu khủng" thành "siêu ôi"
  • Xu hướng lãi suất năm 2011: Lãi suất sẽ giảm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!