Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bản tin Thị trường Ngoại hối ngày 18/3/2010

Vàng thất bại trong nỗ lực phá ngưỡng 1130 và quay đầu giảm xuống vùng hỗ trợ 1120. Mặc dù tiếp tục nhận được sự hỗ trợ khi sức hấp dẫn bất chấp rủi ro leo cao, dầu thô chốt phiên vẫn hạ $1.20, giao dịch tại mức $82.90/thùng.

Đồng USDcó một phiên giao dịch đầy xáo trộn khi trượt giảm so với các đồng tiền rủi ro khác nhưng vẫn tăng nhẹ so với Euro và Yên Nhật. Có thể thấy, đà tăng này xuất hiện là do những lo ngại về viễn cảnh nền kinh tế toàn cầu: nợ Hy Lạp chưa được giải quyết, cảnh báo của ngân hàng thế giới về một cuộc suy thoái kép giành cho Trung Quốc. Các nhà phân tích cho rằng nhu cầu an toàn đã thúc đẩy đồng USD tăng lên mức cao hơn và điều đó vẫn có thể còn kéo dài cho một thời gian nữa.

Trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số Dow Jones chốt phiên đêm qua tăng 47 điểm, đạt 10733, S&P có thêm 6 điểm, đứng ở mức 1166 trong khi Nasdaq tiến thêm 11 điểm, đóng cửa với con số 2389. Hôm nay, chỉ số CPI tháng 2 sẽ được công bố, dự đoán là 0.1%, kỳ trước là -0.1%. Đơn trợ cấp thất nghiệp hàng tuần cũng là thông tin được kỳ vọng trong ngày, dự đoán sẽ ở mức 455k, trước đó là 462k.

Đồng Eurothất bại khi cố gắng vượt ngưỡng 1.380 và là đồng tiền lớn duy nhất không thể tăng so với đồng USD trong phiên hôm qua. Việc châu Âu thiếu sự hồi đáp đối với những vấn đề của Hy Lạp cũng đang gây áp lực lên cặp EUR/USD, sau khi thủ tướng Hy Lạp hôm qua phát  biểu rằng nếu không có sự trợ giúp của EU, thì đồng EUR sẽ phải gánh chịu những hậu quả.

Giáo sư Đại học Harvard Martin Feldstein- người cách đây 2 thập niên đã cảnh báo rằng đồng EUR sẽ cho thấy “là một món nợ kinh tế”- gần đây đã phát biểu rằng kế hoạch cắt gảm thâm hụt tài khóa của Hy Lạp sẽ thất bại, và nước này có thể phải ra khỏi hệ thống tiền tệ chung châu Âu để “sửa chữa” cơn khủng.

Phiên hôm qua, cặp EUR/USD giao dịch ở mức thấp 1.3638, mức cao 1.3725 trước khi chốt ngày là 1.3819. Hôm nay, tài khoản vãng lai tháng 1 sẽ được công bố.

Đồng JPYngày hôm qua giảm nhiệt với những thông tin cho biết BOJ vẫn giữ nguyên tỷ lệ lãi suất ở mức 0.1% và BOJ cũng gấp đôi các chương trình cho vay đã đưa ra hồi tháng 12. Nhật cũng mới công bố về chỉ số sản xuất BSI giảm mạnh còn 4.3, so với mức kỳ vọng là 15.3 và con số kỳ trước là 13.2. AUD/JPY và GBP/JPY là 2 cặp tiền thể hiện tốt nhất trong phiên hôm qua. Trong khi đó, USDJPY giao dịch ở mức thấp 90.01, mức cao 90.74 trước khi chốt phiên Mỹ là 90.30.

Đồng Bảng Anhphá ngưỡng cản 1.5270 sau khi báo cáo thị trường việc làm khả quan hơn nhiều so với dự đoán. Theo đó, số lượng người thất nghiệp tháng 2 giảm tới 32k, so với dự đoán là tăng 8k. Cặp GBP/JPY tăng mạnh tới ngưỡng 139 Yen và EUR/GBP phá thủng ngưỡng chính 0.9000. Nhìn chung, cặp GBP/USD giao dịch ở mức thấp  1.5207, mức cao 1.5207 trước khi chốt phiên Mỹ là 1.5340. Thị trường đang chờ đợi thông tin về báo cáo nợ công, dự đoán sẽ ở mức 14 tỷ Bảng, trước đó là 4 tỷ Bảng.

Nhiều chuyên gia dự đoán xu hướng của cặp GBP/USD sẽ giảm về vùng hỗ trợ 1.5257, sau đó cặp này có thể tăng trở lại.

Đồng Dollar Úccuối cùng cũng phá trên ngưỡng cản 0.9200 và lực mua AUD/JPY đẩy cặp này tăng cao trong phiên Âu. Tuy nhiên, giá vàng yếu và đồng euro đi xuống lại hạn chế đà tăng này. Đầu ngày hôm qua, quan chức RBA- ông Governor Debelle cho hay khả năng tiếp tục tăng tỷ lệ lãi suất là điều rất có thể xảy ra. Nói chung, cặp AUD/USD giao dịch ở mức thấp 0.9172, mức cao 0.9254 trước khi chốt ngày là  0.9230.
 
Vàng và dầu: Vàng thất bại trong nỗ lực phá ngưỡng 1130 và quay đầu giảm xuống vùng hỗ trợ 1120. Phiên hôm qua, kim loại quý giao dịch ở mức thấp USD$1118, mức cao 1130 trước khi chốt phiên New York tại USD$1127 . Mặc dù tiếp tục nhận được sự hỗ trợ khi sức hấp dẫn bất chấp rủi ro leo cao, dầu thô chốt phiên vẫn hạ $1.20, giao dịch tại mức $82.90/thùng.

(giavang)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Đồng EUR có thể giảm do vấn đề Hy lạp chưa được giải quyết
  • USD/JPY trượt giảm trong phiên Châu Á
  • Châu Âu “toát mồ hôi” vì tỷ giá Euro
  • Viễn cảnh của đồng EUR tiếp tục ảm đạm
  • Bản tin tư vấn tiền tệ ngày 18/3/2010
  • Giá USD tuột dốc không phanh
  • Điểm tin thị trường tiền tệ
  • Tỷ giá ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 18/3/2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!