Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bức tranh kinh tế ảm đạm dồn sức ép lên đồng yên

Tại thị trường Tôkyô phiên ngày 26/12, đồng yên phải chịu sức ép so với các đồng tiền khác, khi những thống kê u ám của Nhật Bản cho thấy cuộc khủng hoảng toàn cầu đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế lớn nhất châu Á này.
 
Hoạt động giao dịch trong phiên 26/12 rất thưa thớt, khi cả người mua lẫn người bán đều "đứng ngoài lề" nhân kỳ nghỉ lễ cuối năm.
Đồng USD sau khi tăng lên 90,83 yên/USD đã giảm xuống 90,39 yên/USD vào chiều ngày 26/12, so với mức 90,36 yên/USD trong phiên 25/12. Đồng euro được giao dịch với giá 1,4068 USD/euro, so với mức 1,3993 USD/euro trong phiên 25/12 ở Tôkyô. Đồng tiền này cũng tăng từ 126,48 yên/euro trong phiên trước lên 127,2 yên/euro.
Ngày 26/12, Nhật Bản công bố số liệu thống kê cho thấy sản lượng công nghiệp tại nước này trong tháng 11/08 đã giảm ở mức kỷ lục 8,1% so với tháng 10/08, trong bối cảnh các nhà máy cắt giảm sản lượng để đối phó với suy thoái. Cùng kỳ, tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản tăng từ 3,7% lên 3,9%, khi các hãng chế tạo, đặc biệt là các nhà sản xuất ô tô, bắt đầu chiến dịch cắt giảm việc làm. Trong tháng 11/08, mức chi tiêu trung bình của các hộ gia đình Nhật Bản giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2007, đánh dấu lần giảm thứ 9 liên tiếp.
Đồng yên cũng phải chịu sức ép của hoạt động bán ra, sau khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) tham gia "trào lưu" cắt giảm lãi suất trên toàn cầu và quyết định hạ lãi suất xuống 0,1%.
Tuy nhiên, các nhà giao dịch vẫn hoài nghi không biết xu hướng tăng giá của đồng USD có kéo dài hay không. Phát biểu với hãng tin Dow Jones Newswires, ông Tsutomu Soma, cán bộ quản lý cao cấp tại Okasan Securities cho biết, nhiều nhà đầu cơ nhận định kinh tế Mỹ suy yếu sẽ khiến đồng USD trượt dốc trong năm 2009.
Trong phiên 26/12 ở Tôkyô, đồng USD giảm giá so với đồng won (Hàn Quốc), đồng rupiah (Inđônêxia), nhưng lại tăng giá so với đồng peso (Philíppin), đồng đôla Xingapo, đồng đô la Đài Loan và đồng baht (Thái Lan).
 

(Theo Vinanet)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • TQ sẽ thử nghiệm thanh toán bằng đồng NDT trong một số giao dịch với bên ngoài
  • Mỹ: Kinh tế tiếp tục suy thoái kéo USD giảm giá mạnh
  • Vị thế của Nhật Bản trong nền kinh tế thế giới tiếp tục sụt giảm
  • Đồng yên tăng giá khiến cho lượng du khách đến Nhật Bản giảm mạnh
  • Trung Quốc tăng cường giao dịch thương mại bằng đồng nhân dân tệ
  • Các ngân hàng thương mại đồng loạt nâng giá USD niêm yết
  • Giá USD chợ đen “vọt” lên 17.500 VND
  • Ngân hàng Nhà nước tăng mạnh tỷ giá USD/VND
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!