Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TQ sẽ thử nghiệm thanh toán bằng đồng NDT trong một số giao dịch với bên ngoài

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc ngày 25/12 cho biết Trung Quốc sẽ sử dụng đồng NDT trong các giao dịch với các nền kinh tế láng giềng trên cơ sở thử nghiệm và coi đây là giải pháp tiềm năng đầu tiên để biến đồng NDT thành đồng tiền quốc tế.
 
Theo tờ China Daily, Chính phủ Trung Quốc sẽ cho phép sử dụng đồng NDT trong thanh toán giữa các khu vực châu thổ Châu Giang và Dương Tử-hai vùng công nghiệp lớn- với Hồng Công và Ma Cao.
Tương tự, tỉnh Vân Nam phía Tây Nam Trung Quốc và khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây ở phía Nam sẽ được phép sử dụng đồng NDT trong thanh toán thương mại với các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
China Daily cho biết sáng kiến này được đưa ra tại cuộc họp hôm 24/12 của Quốc vụ viện Trung Quốc, nhưng chưa rõ thời gian thực hiện.
Zhao Xijun, Giáo sư tài chính tại trường Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, cho rằng: "Động thái này sẽ gia tăng việc chấp nhận đồng NDT ở châu Á, giúp đồng NDT trở thành một đồng tiền quốc tế về lâu dài". Còn theo Ông Lu Zhengwei, nhà kinh tế thuộc Industrial Bank có trụ sở tại Thượng Hải, "việc thử nghiệm thanh toán bằng đồng NDT giữa Trung Quốc với các vùng lãnh thổ và các nước láng giềng là một bước quan trọng để Trung Quốc tiến tới việc quốc tế hóa đồng tệ của mình. Nhưng việc thử nghiệm vẫn đang trong giai đoạn 'trứng nước' và Trung Quốc sẽ cần phải áp dụng các biện pháp khác để tạo điều kiện thuận lợi cho sáng kiến này phát triển như duy trì tỷ giá hối đoái ổn định giữa đồng USD và NDT".
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Châu Tiểu Xuyên hồi đầu tháng 12/08 cảnh báo việc sử dụng đồng USD để thanh toán sẽ tạo ra vấn đề nếu giá trị của đồng tiền này dao động lớn.
Trong năm qua, ở Trung Quốc đã gia tăng sức ép để biến đồng NDT thành đồng tệ quốc tế, nhưng cho đến nay, Chính phủ nước này vẫn thận trọng vì việc này cần phải làm đồng NDT có thể chuyển đổi hoàn toàn. Đồng NDT hiện vẫn chưa thể chuyển đổi về tài khoản vốn, có nghĩa vốn không thể tự do vào nước này cho các mục địch đầu tư vào chứng khoán hoặc bất động sản.
Chính phủ Trung Quốc hiện quan ngại rằng việc mở cửa dòng vốn kiểu này sẽ làm nền kinh tế Trung Quốc dễ tổn thương hơn trong thời kỳ khủng hoảng khu vực hoặc toàn cầu.
Phần lớn các thỏa thuận ngoại thương của Trung Quốc hiện được thành toán bằng đồng euro và USD.
Năm 2007, tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc với Hồng Công, Ma Cao và 10 nước ASEAN đạt gần 403 tỷ USD, khoảng 20% tổng kim ngạch ngoại thương của nước này.
 

(Theo Vinanet)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Mỹ: Kinh tế tiếp tục suy thoái kéo USD giảm giá mạnh
  • Vị thế của Nhật Bản trong nền kinh tế thế giới tiếp tục sụt giảm
  • Bức tranh kinh tế ảm đạm dồn sức ép lên đồng yên
  • Đồng yên tăng giá khiến cho lượng du khách đến Nhật Bản giảm mạnh
  • Trung Quốc tăng cường giao dịch thương mại bằng đồng nhân dân tệ
  • Các ngân hàng thương mại đồng loạt nâng giá USD niêm yết
  • Giá USD chợ đen “vọt” lên 17.500 VND
  • Ngân hàng Nhà nước tăng mạnh tỷ giá USD/VND
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!