Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chặn đà tăng nhiệt USD tự do

Giá USD trên thị trường tự do sau khi tăng nóng lên mức kỷ lục 21.500 đồng/USD (ngày 9/11) đã hạ nhiệt về mức 21.000/USD đúng 1 tháng sau (ngày 9/12).

Các chuyên gia cho rằng việc giá USD tăng nóng trong thời gian qua do các nguyên nhân: cung- cầu căng thẳng, các ngân hàng thương mại huy động không được đủ để đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế, tình trạng găm giữ, thu gom để nhập vàng, tâm lý USD còn tăng khiến cho USD bị đội giá.
 
Tuy nhiên, các thông tin về nỗ lực vượt khủng hoảng và sự cải thiện vĩ mô được công bố kịp thời đã chặn đà tăng nhiệt USD tự do.
 
Trạng thái ngoại hối của nước ta đang dần được cải thiện và có chiều hướng tốt lên. Tại ngày 21/11/2010 là âm 355 triệu USD nhưng đến chiều 2/12/2010 chỉ còn âm 94 triệu USD.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động hết công xuất để thay thế nhập khẩu giúp giảm cầu ngoại tệ, vì hàng xăng dầu là mặt hàng có cầu ngoại tệ lớn nhất hiện nay.

Năm nay, dự kiến cán cân thanh toán thâm hụt khoảng 4 tỷ USD (giảm hơn 50% so với mức 8,8 tỷ USD của năm ngoái).
 
Vốn FDI đăng ký năm nay có thấp hơn so với cùng kỳ nhưng vốn giải ngân tốt hơn gần 10 tỷ USD 11 tháng tăng 9,9%, FII năm nay tăng 712 triệu USD.
 
Tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng đầu năm phát triển theo chiều hướng tích cực, nền kinh tế phục hồi khá nhanh trong điều kiện kinh tế thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp.
 
Đặc biệt là nhập siêu đã thấp hơn so với mức dự báo, với mức nhập siêu tháng 11 là 1,25 tỷ USD và tổng mức 11 tháng đầu năm ước khoảng 10,7 tỷ USD.
 
Trong khi đó tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 11 ước đạt 6,45 tỷ USD, lũy kế 11 tháng đạt gần 64,3 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2009 và gấp hơn 4 lần so với chỉ tiêu kế hoạch đã được Quốc hội thông qua.
 
Lượng kiều hối vào Việt Nam đang tăng mạnh trở lại, có khả năng đạt 7,3 tỷ USD trong năm nay, tăng 900.000 USD so với năm ngoái.

Đây cũng là con số tương đương với mức được dự báo trong báo cáo di trú toàn cầu mà Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam mới công bố. Theo WB, mức kiều hối này là rất đáng kể, nếu so sánh với những dòng vốn khác như FDI (9,95 tỷ USD) hay ODA (2,6 tỷ USD) trong năm nay.

Với lượng kiều hối này, theo người đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, sẽ là một yếu tố thuận lợi góp phần cân đối cán cân thanh toán, ổn định cung - cầu ngoại tệ và tỷ giá trên thị trường.
 
Kết thúc Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) ngày 8/12, các đối tác cam kết tài trợ 7,88 tỷ USD vốn ODA cho Việt Nam trong đó tài trợ song phương từ 24 đối tác có tổng trị giá 3,28 tỷ USD, tài trợ từ 5 đối tác tổ chức là gần 4,6 tỷ USD.

Trong số các nhà tài trợ song phương, Nhật Bản đứng đầu về số vốn ODA cam kết, đạt 1,76 tỷ USD. Tiếp theo là Hàn Quốc, Pháp, Đức lần lượt là 412 triệu USD; 221 triệu USD và 199 triệu USD…

Phía nhà tài trợ có tổ chức, Ngân hàng Thế giới (WB) cam kết hỗ trợ vốn ODA trên 2,6 tỷ USD; Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là 1,5 tỷ USD…

(tamnhin)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!