Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cùng số tiền gửi, ba mức lãi khác nhau

Cùng gửi 1 tỉ đồng, kỳ hạn một tháng vào ba ngân hàng (NH) nhưng một khách hàng ở quận 3 (TP.HCM) lại nhận được ba mức lãi, chênh nhau 388.200 đồng.

Cụ thể, tại NH VN Thương Tín (Vietbank), khách hàng này nhận được 12.054.867 đồng, tại HDBank là 11.890.411 đồng, tại NH Quân Đội (MB) là 11.666.667 đồng. Chênh lệch giữa tiền lãi tại Vietbank và MB là 388.200 đồng.

Theo MB, việc tính lãi của NH được thực hiện trên cơ sở 360 ngày và làm tròn tháng. Một tháng được tính là 30 ngày, những tháng có 31 ngày hoặc 28 ngày cũng được làm tròn thành 30 ngày. Dựa theo đó, NH lấy lãi suất 14%/năm chia đều cho 12 tháng để ra lãi suất một tháng là 1,1666667% và tính cho khách hàng.

Vietbank và HDBank tính theo số ngày thực tế mà khách hàng gửi tiền trong tháng 8 là 31 ngày. Tuy vậy, mỗi NH có kết quả khác nhau do Vietbank tính tiền lãi trên cơ sở một năm có 360 ngày và làm tròn ở mức 1,1666%/tháng thay vì giữ nguyên số lẻ là 1,1666667%/tháng, dẫn đến lãi suất thực tế khách hàng được nhận là 13,9992%/năm chứ không phải 14%/năm. Trong khi HDBank tính theo 365 ngày.

Theo lãnh đạo HDBank, hiện lãi suất cho vay tính theo ngày nhưng lãi suất huy động lại tính trên cơ sở làm tròn một tháng là 30 ngày, một năm là 360 ngày dẫn đến nhiều trường hợp khách hàng không đồng ý. Do vậy NH cho phép các chi nhánh, phòng giao dịch được linh hoạt.

Theo quy định của NH Nhà nước ban hành năm 2004, lãi tiền gửi được tính trên cơ sở 360 ngày, một tháng là 30 ngày. Tuy nhiên, trên thực tế các NH áp dụng không thống nhất quy định này. Trong khi đó, các NH đã không thông tin đầy đủ đến người gửi tiền cách tính lãi suất để họ lựa chọn, nhất là trong bối cảnh các NH cùng có một trần lãi suất huy động như nhau. Do trường hợp khách hàng trên gửi tiền rơi vào tháng 8 là tháng có 31 ngày nên cách tính lãi suất theo thời gian thực gửi có lợi hơn. Ngược lại, nếu khách hàng gửi tiền vào tháng 2 là tháng chỉ có 28 ngày thì cách tính theo thời gian thực gửi không có lợi bằng cách tính làm tròn các tháng là 30 ngày như MB áp dụng.

Theo một chuyên gia NH, việc làm tròn số cách tính lãi suất cần phải cụ thể theo hướng không thể rõ ràng hơn để tạo ra sự công bằng, rõ ràng cho người gửi tiền với NH. Bởi lẽ số tiền gửi tại NH của một khách hàng có thể ít, nhưng tổng số tiền từng NH huy động của xã hội là rất lớn, có thể đến vài chục ngàn tỉ đồng thì việc làm tròn số theo hướng không có lợi cho người gửi tiền cũng tạo ra khoản lợi không nhỏ cho NH.

Về phía người gửi tiền, nhất là người gửi số tiền lớn, nên tham khảo cách tính lãi suất, cẩn thận hơn có thể yêu cầu nhân viên NH tính ra số tiền lãi thực nhận để làm cơ sở so sánh, chọn lựa NH gửi tiền.

(Tuổi Trẻ Online)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!