Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Euro xuống thấp nhất 1 thập kỉ so với Yên Nhật

Đồng tiền chung 17 nước châu Âu cũng xuống mức thấp nhất 8 tháng so với USD.

Đồng Euro giảm 2,1% xuống còn 100,98 Yên/EUR lúc 5h02 chiều qua tại sàn giao dịch New York từ mức 103,12 Yên/EUR phiên trước đó.

Trong phiên, Euro xuống đến 100,96 Yên, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2001.

So với USD, Euro mất 1,6%, còn 1,3184 USD/EUR từ mức 1,3387 USD/EUR thiết lập ngày 30/9.  Trước đó, đồng tiền chung khu vực Eurozone đã chạm 1,3175 USD/EUR, mức thấp nhất kể từ ngày 13/1 năm nay.

Mark McCormick, chiến lược gia tiền tệ của công ty Brown Brothers Harriman tại New York nhận định rằng“Euro có thể tiếp tục giảm và chạm đáy 1,28 USD/EUR vào cuối năm”.

Còn trong ngắn hạn, đồng tiền này có khả năng sẽ xuống 1,3 USD/EUR, Taso Anastasiou, chiến lược gia giao dịch tiền tệ của ngân hàng UBS cho biết.

Chỉ số sức mạnh tương đối 7 ngày của euro giảm xuống 25,8 điểm. Chỉ số này đã nằm dưới ngưỡng cân bằng 30 điểm ngày thứ 2 liên tiếp. Điểm dưới 30 cho thấy đồng tiền đang bị mất giá quá nhanh.

Trong khi đó, đồng Yên tăng giá so với tất cả các đồng tiền giao dịch chính khi các số liệu công bố cho thấy các nhà máy sản xuất lớn nhất của Nhật Bản vẫn chưa khôi phục hoàn toàn sản xuất và ở dưới mức trước thảm họa động đất hồi tháng 3.

Yên Nhật tăng 0,6% so với USD, lên 76,63 Yên/USD sau khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản công bố chỉ số niềm tin Tankan quý vừa qua tăng 11 điểm, lên 2 điểm từ mức -9 điểm của tháng 6.

Tuy nhiên, chỉ số này vẫn dưới mức 6 điểm của tháng 3, trước khi thảm họa động đất diễn ra, thúc đẩy nhà đầu tư tăng cường mua Yên Nhật với vai trò nơi trú ẩn an toàn.

Chỉ số đồng USD so sánh sức mạnh đồng tiền nước Mỹ với 6 tiền tệ lớn khác tăng 1%, lên 79,619, điểm, mức cao nhất kể từ tháng 1.

Phiên hôm qua, chỉ số chứng khoán Mỹ Standard & Poor’s 500 giảm 2,9% còn trái phiếu kho bạc 30 năm giảm 19 điểm cơ bản, xuống 2,73%.

Kết thúc phiên họp tại Luxembourg, Bộ trưởng tài chính các nước châu Âu đã trì hoãn thông qua phần tiếp theo của chương trình cứu trợ Hy Lạp do quốc gia này chưa đạt được những điều kiện giảm thâm hụt ngân sách như đã cam kêt.

 

(Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Euro xuống mức thấp nhất 8 tháng so với USD
  • Tỷ giá USD/VND ngày 3/10
  • Cuộc chiến tiền tệ thế giới đang âm ỉ
  • Tỷ giá liên ngân hàng có chuỗi ngày không đổi dài nhất
  • Tỷ giá USD/VND ngày 29/9
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu khu vực đồng euro tan rã?
  • Sức mạnh của đồng JPY
  • Đường cong lãi suất bị bẻ thẳng: Dấu hiệu bất ổn tiền gửi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!