Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đi tìm giải pháp hòa bình cho chiến tranh tiền tệ

Hành động tung ra QE3 của Mỹ được cho là sẽ khơi mào cho 1 cuộc chiến tranh tiền tệ trong tương lai. Tuy nhiên, liệu lo lắng ấy có thực sự chính xác?

Dilma Rousseff, Tổng thống Brazil, cùng với Bộ trưởng Tài chính Guido Mantega đang mạnh mẽ lên tiếng chỉ trích Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vì đã thực hiện gói nới lỏng định lượng mới – QE3. 
 
Theo họ, bằng cách ồ ạt mua vào trái phiếu, Fed đã hạ lãi suất xuống mức thấp hơn nữa và chắc chắn kéo theo đó là sự lao dốc của đồng USD. Điều này sẽ làm tổn hại đến không chỉ Brazil mà còn đến cả những nước đang phát triển và phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu khác. Mantega cho rằng như vậy Mỹ đã tuyên chiến cho 1 cuộc chiến tranh tiền tệ. 
 
Cũng giống như Mantega, từ lâu nay người ta đã không ngừng than phiền về chính sách tỷ giá “biến hàng xóm thành ăn mày”. Và, không chỉ có Fed, rất nhiều nước khác trên thế giới cũng đang can thiệp nhằm bóp méo tỷ giá khiến các đối tác thương mại của họ phải chịu nhiều thiệt thòi.  
 
Về phần Brazil, đúng là nước này có những lý do đặc biệt để lo lắng. Nền kinh tế của Brazil đang gặp phải nhiều trục trặc. Nguồn vốn huy động qua kênh trái phiếu có lãi suất khá cao (lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 3 năm ở mức trên 7%) khiến đồng nội tệ của nước này tương đối mạnh. Điều này làm sản lượng và số lượng việc làm sụt giảm. 
 
Lo lắng của Mantega là rất xác đáng. Tuy nhiên, có vẻ như tấn công vào Fed và QE3 là 1 lựa chọn sai lầm. Nếu như chương trình mua trái phiếu có tác dụng, Brazil là người hưởng lợi chứ không phải là người chịu thiệt.
 
Mục tiêu quan trọng nhất mà Fed hướng tới không phải là can thiệp vào đồng USD. Fed muốn thúc đẩy nhu cầu nội địa. Với QE3, Fed hi vọng sẽ giảm lãi suất và thuyết phục nhà đầu tư rằng lãi suất sẽ ở mức thấp trong 1 thời gian dài. Điều này sẽ thúc đẩy người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn và doanh nghiệp mở rộng qui mô lao động cũng như đầu tư. Nếu như QE3 là hiệu quả và tạo ra được những hiệu ứng như mong đợi, Mỹ sẽ tăng nhập khẩu và cuối cùng thì những nước xuất khẩu như Brazil chắc chắn sẽ hưởng lợi. 
 
Tất nhiên, QE3 cũng vô tình làm cho đồng USD giảm giá. Dẫu vậy, đó không phải là mục đích chính. Xuất khẩu chỉ là lĩnh vực thứ yếu của nền kinh tế lớn nhất thế giới. QE sẽ không có tác dụng nếu như không thúc đẩy được tiêu dùng nội địa. 
 
Tuy nhiên, Mantega đã đúng ở 1 điểm: lo lắng về chiến tranh tiền tệ là điều hoàn toàn chính xác. Trên thực tế, đây là vấn đề mà Brazil và Mỹ có nhiều điểm chung. 
 
Để hiểu sâu thêm về vấn đề này, cần xác định rõ ràng ai đang là người can thiệp vào tiền tệ. Đó là những nước đã ngăn chặn không cho đồng nội tệ của họ tăng giá, bất chấp họ có cán cân vãng lai thặng dư. Bằng cách đó, những nước này đã cản trở quá trình cân bằng thương mại toàn cầu. 
 
Xét theo tiêu chí này, rõ ràng là gói QE3 của Fed sẽ không gây nên chiến tranh tiền tệ. Ngược lại, rất nhiều nước khác đang can thiệp vào đồng nội tệ và gây tổn hại cho cả Mỹ và Brazil. 
 
Nếu như hành động bóp méo tiền tệ được định nghĩa theo cách này, chắc chắn thủ phạm “nặng tội” nhất sẽ là Trung Quốc. Trong những năm qua, nước này đã liên tục sử dụng nhân dân tệ mua các tài sản nước ngoài. Mặc dù nước này đã nới lỏng chính sách trong thời gian gần đây, dự trữ ngoại hối của nước này vẫn là 1 con số khổng lồ: 3.200 tỷ USD. 
 
Không chỉ có vậy, Trung Quốc còn có rất nhiều đồng minh. Trong 1 nghiên cứu mới đây, Joseph Gagnon, chuyên gia kinh tế đến từ Viện kinh tế quốc tế Peterson đã cho rằng có tới 20 nước đã thực hiện bóp méo tiền tệ. Trung Quốc dẫn đầu danh sách, theo sau đó là Nhật Bản, Arab Saudi, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông và Thụy Sĩ. 
 
Nhằm đối phó với hành động này, thực thi các biện pháp kiểm soát vốn (giống như Brazil đã làm) có thể được xem là 1 giải pháp. Áp lực đè nặng lên đồng nội tệ có thể được giảm bớt bằng cách hạn chế dòng vốn chảy vào thông qua đánh thuế. Tuy nhiên, biện pháp này có thể làm tổn hại đến các quan hệ thương mại. Do đó, biện pháp này cần được thực hiện 1 cách thận trọng và có kiểm soát.
 
Thu Hương

Theo TTVN/Bloomberg

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Đồng tiền thời khốn khó: Vì đâu nên nỗi…
  • Trung Quốc không thể tấn công Nhật Bản qua kênh trái phiếu?
  • Cố vấn Trung Quốc kêu gọi làm đồng yên Nhật mất giá
  • TS Cao Sỹ Kiêm: Lãi suất khó hạ vì lạm phát cao
  • Cung cầu vàng thế giới hiện nay ra sao?
  • Dự trữ ngoại tệ đạt 23 tỷ USD
  • Tháng 9, lãi suất sẽ chạm đáy 6%/năm?
  • “Gieo quẻ” lãi suất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!