Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đồng USD khó duy trì vị trí "đồng tiền lãnh đạo" duy nhất

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc mới đây đã ban hành “Biện pháp quản lý thí điểm quyết toán đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài bằng đồng Nhân dân tệ (NDT)”. Đây được đánh giá là một bước tiến quan trọng trong việc quốc tế hóa đồng NDT.

Liên quan đến vấn đề này, Giáo sư Tô Vĩ Văn - chuyên gia Hồng Công về tiền tệ và thị trường tiền tệ quốc tế - đã có bài phân tích trên tờ “Thương báo”, trong đó nhận định rằng đồng USD khó có thể duy trì vai trò đồng tiền lãnh đạo duy nhất.

Theo GS Tô Vĩ Văn, hiện nay khu vực Âu-Mỹ đang chịu ảnh hưởng di chứng của cuộc khủng hoảng tài chính. Nền kinh tế châu Âu đang thụt lùi bởi “năm chú lợn đen” là Bồ Đào Nha, Ailen, Hy Lạp, Aixơlen và Tây Ban Nha (PIGES), vì vậy, tỷ giá quy đổi giữa đồng euro với đồng USD khá đình trệ.

Hiện nay, kinh tế Mỹ không còn lớn mạnh như trước, GDP đã giảm sút sau cơn bão tài chính, tỷ lệ thất nghiệp lên tới gần 10%, thâm hụt thương mại nghiêm trọng, bối cảnh kinh doanh không mấy lạc quan. Ngoài ra, chi phí quân sự cho các cuộc chiến ngoài nước Mỹ và kinh phí tái xây dựng ở các nơi sau chiến tranh đã làm tăng mạnh các khoản chi của Mỹ, cộng thêm khả năng tiềm ẩn của các cuộc chiến tranh khác trong tương lai (như Trung Đông, bán đảo Triều Tiên…) đã ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Mỹ. Lòng tin vào giá trị đồng USD và các giao dịch bằng đồng USD giảm sút cũng đã làm giảm nhu cầu đối với đồng USD.

Ở khu vực thống trị của đồng tiền lớn thứ hai (đồng euro), tỷ lệ thất nghiệp tăng cao nhất kể từ khi thành lập Liên minh châu Âu (EU) đến nay, với tỷ lệ thất nghiệp ở Bồ Đào Nha đã vượt quá 10%, ở Tây Ban Nha lên tới 19%. Ở Đức - trung tâm kinh tế của EU - tình hình tuy có khá hơn nhưng cũng ở con số 7%, kinh tế ảm đạm khiến nhu cầu tiêu dùng của người dân suy yếu. Những nguyên nhân tiêu cực này sẽ ảnh hưởng tới lòng tin của người dân và giới đầu tư đối với đồng euro, ảnh hưởng đến quyết định tích trữ và sử dụng đồng euro của họ.

Đồng euro hiện nay chưa có khả năng tiến tới vị trí lãnh đạo tiền tệ thế giới, nhưng điều này cũng không có nghĩa là vị trí lãnh đạo tiền tệ thế giới của đồng USD là vĩnh viễn. Tuy hiện nay chỉ có những nước thành viên của EU sử dụng đồng euro, nhưng những nước châu Âu phù hợp với điều kiện gia nhập EU cũng sẽ vứt bỏ đồng tiền riêng của họ sau khi nghiên cứu sự phát triển kinh tế và nhân tố chính trị. Biên giới của đồng euro theo đó sẽ ngày càng mở rộng, phạm vi sử dụng của đồng euro sẽ mở rộng hơn, tăng thêm tính lưu thông và sự chấp nhận sử dụng.

Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc và khả năng tăng giá của đồng NDT cũng khiến cho đồng tiền này trở thành một sự lựa chọn mới trong giao dịch và đầu tư. Tuy nhiên, tình hình kinh tế Trung Quốc không phẳng lặng, nhu cầu nội địa chưa đủ, đẳng cấp của người lao động chưa cao... đang là vấn đề nguy cấp mà Trung Quốc phải đối mặt, do đó đồng NDT cũng không thể tăng giá vô hạn.

Đứng trên góc độ tiền tệ quốc tế tương lai, sẽ có cuộc chiến giữa đồng USD, đồng euro, đồng NDT và đồng yên (Nhật Bản). Nếu Mỹ có thể gắng sức trong tương lai, cải thiện có hiệu quả chính sách kinh tế, khiến kinh tế phục hồi thì đồng USD vẫn giữ được vị trí lãnh đạo trong thế kỷ này, nếu không, lòng tin của người dân vào đồng USD sẽ tiếp tục giảm sút, sau đó họ sẽ chuyển sang lựa chọn các đồng tiền khác để tiến hành giao dịch và đầu tư. Khi giả thuyết này xảy ra, nhu cầu đối với đồng USD càng giảm mạnh, giá trị của nó sẽ hạ thấp hơn, nước Mỹ càng khó quay trở lại vị trí lãnh đạo kinh tế, và vị thế lãnh đạo của các đồng tiền khác sẽ xuất hiện biến số.

(Báo Tin tức-Thông tấn xã Việt Nam.)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Sáng nay, USD ngân hàng và 'chợ đen' tăng giá mạnh
  • Tỷ giá USD liên ngân hàng tăng hơn 9%
  • Kinh tế thế giới 2011: Khi nào thì nên bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ ?
  • 10 điều thú vị về… tiền
  • Chuyện tiền lẻ, tiền mới và vai trò của ngân hàng
  • Chính Phủ yêu cầu ngân hàng giảm dần mặt bằng lãi suất
  • Giá USD đẩy giá vàng tăng
  • Bản tin thị trường tiền tệ ngày 27/1/2011
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!