Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Euro tại châu Á giảm giá do áp lực chốt lời

Ngày 22/6 trên thị trường châu Á, đồng euro chịu áp lực giảm giá do giới đầu tư đua nhau bán chốt lời sau phiên tăng giá ngày hôm trước và sau khi Chính phủ Hy Lạp vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm.

Kết thúc phiên giao dịch chiều 22/6 tại Tokyo, đồng euro chỉ đổi được 1,4376 USD, giảm so với 1,4408 USD lúc đóng cửa phiên trước tại New York, đồng thời giảm giá so với đồng yen Nhật từ mức 115,53 yen/euro xuống 115,43 yen/euro. Trong khi đó, đồng USD đứng giá so với đồng yen khi chỉ nhích từ 80,22 yen/USD lên 80,25 yen/USD.

Ngày 21/6, Chính phủ Hy Lạp đã vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm quan trọng tại quốc hội, trong bối cảnh nước này đang phải vất vả tìm kiếm sự ủng hộ đối với các biện pháp thắt lưng buộc bụng cũng như để tránh nguy cơ vỡ nợ.

Tomohiro Ishikawa, nhà giao dịch thuộc ngân hàng Chuo Mitsui Trust and Banking, cho biết đồng euro tạm thời nhận được sự hỗ trợ bởi các thông tin mới, nhưng giới đầu tư đã nhanh chóng bán ra chốt lời sau khi đồng tiền chung tăng giá vào phiên trước giữa những kỳ vọng về kết quả tích cực của cuộc bổ phiếu tín nhiệm tại Hy Lạp. Theo ông, thị trường khó có thể đẩy đồng euro lên cao hơn vào thời điểm hiện nay vì những vấn đề nợ ở Hy Lạp còn lâu mới được giải quyết triệt để.

Sự ổn định của đồng euro đang bị đặt vào thế nghi ngờ do cuộc khủng hoảng nợ nghiêm trọng tại Hy Lạp, khi giới đầu tư lo ngại rằng nếu Athens bị vỡ nợ có thể châm ngòi cho một đợt rối loạn trong khu vực tài chính của châu Âu.

Các thị trường lo ngại cuộ khủng hoảng nợ ở Hy Lạp có thể gây ra một loạt khó khăn cho các nền kinh tế lớn hơn tại châu Âu, trong đó có Tây Ban Nha.

Tác động dây chuyền như vậy cũng có thể làm tổn thương hệ tống tài chính toàn cầu giống như cuộc khủng hoảng năm 2008. Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou giờ đây có nhiệm vụ phải thuyết phục quốc hội thông qua chương trình tăng thuế và cắt giảm chi tiêu trong 5 năm trị giá 28 tỷ euro để đổi lấy gói cứu trợ quốc tế mới và tránh nguy cơ làm bùng phát cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu.

Hiện nay, giới đầu tư cũng đang chờ đợi kết quả cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) để đánh giá lập trường chính sách của nền kinh tế lớn nhất thế giới./.

(TTXVN)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!