Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Euro tiếp tục mở rộng đà tăng sau lời cam kết của Nhật

Đồng euro tăng giá ngày thứ hai liên tiếp so với đồng yên với kỳ vọng kế hoạch mua trái phiếu của các quốc gia châu Á sẽ giúp châu Âu ngăn chặn khủng hoảng nợ trong khu vực.

Hôm nay, đồng tiền chung châu Âu tăng giá so với 12/16 đồng tiền mạnh khác trong giỏ tiền tệ trong khi thị trường chờ đợi kết quả phiên đấu giá trái phiếu của Tây Ban Nha vào ngày mai.

Cụ thể, đồng euro đã tăng lên 108,16 yên, từ mức 107,99 yên ngày hôm qua tại New York. Tỷ giá cặp EUR/USD cũng giao dịch ở mức 1,2992 đôla, so với trước đó là 1,2974 đôla.

Trong khi đó, đồng bạc xanh được mua vào tại 83,06 yên từ 83,24 yên trước đó.

Hiện giới đầu tư toàn cầu đang nóng lòng chờ đợi kết quả đấu giá trái phiếu của các thành viên châu Âu. Hôm nay, Bồ Đào Nha sẽ bán 1,25 tỷ euro trái phiếu đáo hạn năm 2014 và năm 2020.  Ngày mai, Tây Ban Nha sẽ đấu giá 3 tỷ euro trái phiếu đáo hạn năm 2016 trong khi Ý cũng sẽ bán ra 6 tỷ euro trái phiếu đáo hạn năm 2015 và 2026.

Hôm quam Nhật Bản cam kết sẽ mua trái phiếu của khu vực Eurozone ngay trong tháng này như một nỗ lực nhằm giúp châu Âu vượt qua cuộc khủng hoảng nợ tồi tệ hiện nay.

Một nguồn tin của Bộ Tài chính Nhật tiết lộ với Reuters, bên cạnh đợt mua trái phiếu nói trên, Nhật Bản sẽ tiếp tục mua trái phiếu do quỹ này phát hành theo cam kết của một nước thành viên nhóm G-7 nhằm bình ổn nền kinh tế toàn cầu và ngăn chặn sự lan rộng của khủng hoảng nợ.

Tuyên bố của Tokyo được đưa ra sau khi trên thị trường xuất hiện tin đồn Bồ Đào Nha sắp sửa phải xin giải cứu từ EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hôm 10/1 được cho là đã mua vào trái phiếu Bồ Đào Nha để hỗ trợ khả năng thanh khoản cho Lisbon.

Trước đó, Trung Quốc cũng lên tiếng ủng hộ châu Âu khi Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường thể hiện sự tự tin vào thị trường tài chính Tây Ban Nha và cam kết sẽ mua thêm các khoản nợ của nước này.

Tuy nhiên, các chuyên gia và giới đầu tư cho rằng, dù Nhật Bản có mua trái phiếu Eurozone thì cũng khó xoay chuyển được tình thế hiện nay của cuộc khủng hoảng, trừ phi các nhà chức trách châu Âu đạt được một giải pháp mang tính toàn diện hơn.

(giavang)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!