Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kho dự trữ ngoại tệ châu Á chính thức được ký kết

Hôm qua (28/12), khối ASEAN và 3 nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (ASEAN + 3) đã chính thức ký kết bắt đầu vào ngày 24/03/2010 sẽ xúc tiến kho dự trữ ngoại tệ khu vực với quy mô là 120 tỷ USD.

Điều này có nghĩa là việc hợp tác tài chính của các nước trong khu vực châu Á đã thu được thành quả. Tổng quy mô kho dự trữ ngoại tệ khu vực châu Á là 120 tỷ USD, trong đó Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc lần lượt góp 38,4 tỷ USD, 38,4 tỷ USD và 19,2 tỷ USD, chiếm lần lượt 32%, 32% và 16% hạn mức kho dự trữ. 10 nước ASEAN tổng cộng góp 24 tỷ USD, tổng cộng chiếm 20% hạn mức. Từ tháng 5/2009, các Bộ trưởng Tài chính của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 10 nước ASEAN đã nhất trí thiết lập kho dự trữ ngoại tệ khu vực châu Á, nhằm hỗ trợ các nền kinh tế trong khu vực đối phó với những tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Nhà phân tích ngoại tệ đến từ ngân hàng chi nhánh tỉnh Quảng Đông của Ngân hàng Trung Quốc Hồ Niên Phong cho hay, bởi vì khi các nước xuất hiện tình trạng cạn vốn, khoản quỹ này sẽ hỗ trợ xoa dịu tình trạng khủng hoảng. Kho dự trữ ngoại hối sẽ thông qua phương thức này để tăng cường khả năng cho hệ thống kinh tế đơn nhất trong khu vực ngăn chặn được khủng hoảng tài chính.

Đối với Trung Quốc và Nhật Bản, mặc dù hai nước Trung – Nhật chiếm hạn mức cao nhất, nhưng lại chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ. Với Trung Quốc, khoản dự trữ ngoại tệ 120 tỷ USD chỉ tương đương với 6% kho dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc hiện nay, vì thế một khi Trung Quốc xuất hiện tình trạng thiếu nguồn ngoại tệ, cho dù là tổng hạn mức 120 tỷ USD cũng khó mà đóng vai trò lớn hơn.

Mặc dù kho dự trữ ngoại tệ khu vực là nhằm để đối phó với những diễn biến tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng đúng vào thời kỳ này, kho dự trữ này cũng có thể giúp bảo đảm việc thanh toán thương mại cho các nước trong khu vực, xúc tiến hội nhập kinh tế khu vực, tăng cường lưu động hàng hóa và dịch vụ trong khu vực.

(Trang tin VN&QT)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!