Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiều hối sẽ đạt 10 tỉ USD

Số lượng USD chuyển về Việt Nam để đầu tư giảm nhẹ nhưng bù lại doanh số kiều hối từ lực lượng xuất khẩu lao động lại tăng lên

Những tháng cuối năm, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam đang tăng mạnh. Nhiều chuyên gia dự báo có thể đạt doanh số 10 tỉ USD, tăng hơn 10% so với mức 9 tỉ USD của năm 2011.

Mở rộng thị trường

Ông Phan Huy Khang, Tổng Giám đốc Ngân hàng (NH) Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), cho biết kiều hối chuyển qua Sacombank từ đầu năm 2012 đến nay đã tăng 17%, đạt gần 1,3 tỉ USD. Hiện tại, Sacombank tập trung khai thác thị trường Mỹ, Úc, Canada... bởi các tổ chức chuyển tiền do người Việt làm chủ tại các thị trường này đã trở thành đối tác của Công ty Kiều hối Sacombank (SBR - công ty con của Sacombank). Ngoài ra, do SBR còn có lợi thế chi trả kiều hối từ 400 điểm giao dịch của Sacombank trên toàn quốc nên nhiều khả năng lượng kiều hối chuyển qua Sacombank sẽ đạt 1,6 - 1,7 tỉ USD như kế hoạch đặt ra.

Dự báo lượng kiều hối sẽ còn tăng mạnh vào dịp Tết sắp tới. Ảnh: HỒNG THÚY

Tương tự, theo Công ty Kiều hối Đông Á (DongA Bank), đến nay, doanh số chi trả của công ty đã đạt trên 1 tỉ USD, trong đó lượng kiều hối từ các thị trường Mỹ, Canada, Úc chiếm hơn 60% doanh số mà công ty chi trả. Bên cạnh đó, doanh số kiều hối từ các quốc gia và vùng lãnh thổ có nhiều lao động người Việt Nam như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng chiếm tỉ lệ đáng kể.

Số liệu thống kê cho thấy hiện nay có trên 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có khoảng 400.000 lao động xuất khẩu đang sinh sống, làm việc tại 101 quốc gia khắp thế giới. Chỉ cần mỗi lao động xuất khẩu gửi về cho người thân 2.500 USD/năm thì doanh số kiều hối từ lao động nước ngoài đã lên tới 1 tỉ USD/năm, góp phần đáng kể trong tổng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam. Điều này lý giải vì sao các công ty kiều hối đều thiết lập quan hệ chuyển tiền với các đối tác tại các thị trường có nhiều lao động Việt Nam đang làm việc.

Tăng cung ngoại tệ

Nhiều ý kiến cho rằng tại Việt Nam, thị trường bất động sản còn đóng băng, lãi suất tiền gửi USD bị khống chế ở mức thấp..., đây là những lực cản đối với kiều hối. Vậy tại sao doanh số vẫn tăng?

Lãnh đạo Công ty Kiều hối Sacombank lý giải so với nhiều năm trước, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam để đầu tư có phần giảm nhẹ vì lãi suất tiền gửi USD đã giảm từ 4%-5%/năm xuống còn 2%/năm; thị trường chứng khoán, nhà đất chưa có dấu hiệu hồi phục… Tuy nhiên, bù lại doanh số kiều hối từ lực lượng xuất khẩu lao động lại tăng lên nhờ vào chính sách xuất khẩu lao động của Nhà nước ngày càng mở rộng.

Dù vậy, theo TS Lê Thẩm Dương, Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học NH TPHCM, do lãi suất tiền gửi tại Mỹ chỉ khoảng 0,35%/năm, trong khi lãi suất tiền gửi USD tại Việt Nam cao hơn rất nhiều nên ngoài việc chuyển tiền về trợ giúp cho người thân, không ít kiều bào vẫn chuyển tiền về nhờ người nhà gửi NH để sinh lời.

Theo các chuyên gia kinh tế, nếu năm 2012, doanh số kiều hối đạt được 10 tỉ USD thì nguồn ngoại tệ này đã nhiều gấp 3 lần kim ngạch xuất khẩu gạo (khoảng 3,5 tỉ USD/năm) và tương đương 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam dự kiến của năm 2012 là 108 tỉ USD, đóng góp một phần không nhỏ cho cán cân thanh toán quốc tế.
Mặt khác, do tỉ giá ổn định nên người thụ hưởng từ kiều hối thường gửi tiết kiệm USD hoặc quy đổi sang VNĐ, giúp cho cung ngoại tệ của các NH tăng lên, góp phần ổn định tỉ giá hối đoái, tăng dự trữ ngoại tệ. Mới đây, NH Nhà nước cũng công bố dự trữ ngoại hối đã tăng thêm 6,4 tỉ USD, dự báo năm 2012, cán cân thanh toán tổng thể sẽ thặng dư, trong đó có phần đóng góp từ kiều hối.
 
Sôi động vào dịp Tết

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NH Nhà nước Chi nhánh TPHCM, đến hết tháng 9-2012, doanh số chi trả kiều hối qua các tổ chức trên địa bàn TP đạt khoảng 2,9 tỉ USD. Dự kiến năm nay, TPHCM sẽ thu hút 3,4 tỉ USD từ kiều hối, cao hơn so với năm trước (3,2 tỉ USD).

Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2012, kiều hối chuyển về Việt Nam đã đạt hơn 6,3 tỉ USD, bằng 70% so với năm 2011 và sẽ tiếp tục tăng mạnh vào những tháng cuối năm 2012, nhất là khi kiều bào thường về nước vào dịp Tết Nguyên đán.

(Theo nlđ)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Lãi suất huy động giảm 0,5-1%/năm
  • Ngoại tệ vẫn lặng sóng
  • Bảo Tín Minh Châu, Agribank phản pháo SJC về độ tuổi vàng
  • Bất thường trên thị trường tiền tệ
  • Trung Quốc dự trữ USD: Tiến thoái lưỡng nan
  • Tài chính - Tiền tệ: Dò đoán xu hướng lãi suất
  • Đi tìm giải pháp hòa bình cho chiến tranh tiền tệ
  • Đồng tiền thời khốn khó: Vì đâu nên nỗi…
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!