Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãi suất thỏa thuận cần giảm thêm

7 tháng đầu năm 2010, dư nợ tín dụng toàn ngành ngân hàng đạt 12,97% so với mục tiêu kiểm soát của ngành năm nay khoảng 25% được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Giàu cho biết, không phải là thấp, nhưng dư địa để phát triển tín dụng trong 5 tháng còn lại của năm rất lớn. Song với các ngân hàng, để có thể hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2010, áp lực là không nhỏ. Bởi lãi suất cho vay từng bước giảm, nhưng nhu cầu vốn của DN vẫn chậm, vì thế khả năng sẽ phải điều chỉnh thêm.

Ngoài các ngân hàng thương mại lớn như Vietcombank, Vietinbank…, đầu tháng 8 này, hầu hết ngân hàng thương mại cổ phần đều cho biết, đã giảm tiếp lãi suất cho vay, dù chi phí đầu vào chưa thể mạnh tay cắt giảm.

Chẳng hạn, HDBank vừa giảm lãi suất cho vay xuống 11,5%/năm áp dụng cho các DN vừa và nhỏ (DNVVN), vay vốn trung và dài hạn để đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị, thay đổi công nghệ, phương tiện vận tải phục vụ mục đích kinh doanh… HDBank cũng điều chỉnh giảm lãi suất cho vay thỏa thuận đối với một số đối tượng khác, mức giảm 0,5 - 1%/năm. Đồng thời, ưu đãi tối đa cho các khoản vay tài trợ hàng xuất nhập khẩu: không cần tài sản đảm bảo, miễn giảm các phí dịch vụ, thời gian giải quyết hồ sơ và giải ngân nhanh chóng.

ACB, Sacombank, Eximbank cũng điều chỉnh dần lãi suất cho vay để thu hút khách hàng cần vốn. Mặt bằng lãi suất cho vay hiện được các nhà băng áp dụng cho các lĩnh vực ưu tiên phát triển (xuất nhập khẩu, DNVVN, phát triển nông thôn) xuống còn 11 - 13,5/năm. Còn mức lãi suất cho vay phổ biến hiện nay là 13 -14%/năm cho DN và 14 -17%/năm cho cá nhân.

Nhìn chung, so với đầu tháng trước, lãi suất cho vay hiện có giảm thêm, song mức giảm không đáng kể, dẫn đến dư nợ chưa được kích thích tăng trưởng. Theo đánh giá của tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần có trụ sở tại TP. HCM, hệ thống ngân hàng gặp không ít khó khăn để cán đích mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở con số 25% vào cuối năm nay. Nguyên nhân chính là do thị trường nhà đất trầm lắng, TTCK chưa có dấu hiệu khởi sắc, kênh đầu tư vàng qua tài khoản không còn, khiến nhiều nhà đầu tư cá nhân không mặn mà vay vốn ngân hàng để đầu tư.

Bên cạnh đó, một số nước châu Âu đang đối diện khủng hoảng nợ công, dẫn đến việc ngừng hoặc giảm nhập khẩu một số loại hàng hóa. Điều này tác động tiêu cực đến một bộ phận DN xuất khẩu của Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số hàng tồn kho tính tới ngày 30/6 có đến 1/6 lượng hàng công nghiệp tồn kho, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy, các DN đang bị kẹt đầu ra, nên theo đánh giá của các ngân hàng, trong 5 tháng cuối năm 2010, nhu cầu hấp thụ nguồn vốn lớn để tăng quy mô sản xuất của doanh nghiệp là khó có khả năng xảy ra. Mặt khác, hiện nhiều DNVVN của Việt Nam vẫn giữ tập quán kinh doanh cũ, thích giao dịch bằng tiền mặt, không chứng từ nên nhiều khi DN có dự án kinh doanh muốn vay vốn nhưng ngân hàng cũng không thể cho vay.

Dưới góc độ là quỹ đầu tư nước ngoài, ông Andy Ho, Giám đốc điều hành VinaCapital nhận định, tuy chính sách lãi suất cho vay thỏa thuận hiện nay đã được điều chỉnh giảm so với đầu năm, nhưng chưa phải là phù hợp với DN trong việc sử dụng vốn vay ngân hàng để mở rộng sản xuất, kinh doanh. Mặt bằng lãi suất cho vay hiện được cho là còn quá sức chịu đựng đối với DN, trừ một số dự án khả thi và có tiềm năng sinh lãi cao thì DN mới tiếp cận vốn vay. Chính điều này sẽ ảnh hưởng đến việc đầu tư trong tương lai.

Khó tiếp cận vốn vay từ ngân hàng, các DN tính đến việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Đó cũng là một giải pháp hay, song điều quan trọng là hàng hóa bán ra có người mua hay không. Còn việc pha loãng cổ phiếu trong tương lai là điều khó tránh khỏi. Theo đánh giá của ông Andy Ho, lạm phát Việt Nam năm nay nhiều khả năng được kiểm soát ở mức 8 - 9%, đúng với mục tiêu, nên lãi suất cần giảm thêm.

NHNN cho biết, sẽ tích cực bơm vốn qua thị trường mở. Song theo các chuyên gia ngành tài chính - ngân hàng, quy định không được sử dụng quá 20% vốn liên ngân hàng để làm vốn tín dụng là một trong những nguyên nhân khiến lãi suất khó sớm giảm thêm. Trong khi đó, để kích thích được dư nợ tín dụng trong bối cảnh hiện nay, giảm lãi suất là yếu tố cần cho DN. 

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!