Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãi suất tiền đồng: Đội đáy lên đầu

Lãi suất tiền đồng lập đáy đang tạo cơ hội cho nhiều kênh đầu tư khác hy vọng nhưng cũng khiến không ít doanh nghiệp (DN) thất vọng.

Chứng khoán hy vọng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây công bố sẽ thận trọng trong việc hạ thêm trần lãi suất huy động vì lạm phát tháng 8 tăng vượt xa mức dự kiến của NHNN (mức dự kiến CPI tháng 8 âm 0,15 - 1,2%).

Về lý thuyết, lãi suất lập đáy sẽ tạo điều kiện cho dòng vốn chảy vào các kênh đầu tư như chứng khoán, vàng, bất động sản và trái phiếu. Trong đó, chứng khoán vẫn được đánh giá là kênh nổi trội trong năm nay bởi giá cổ phiếu đang trở nên rẻ bất ngờ. Một lý do vững chắc nữa cho rằng sẽ hỗ trợ thị trường chứng khoán trong thời gian tới là nguồn ngoại tệ dự trữ quốc gia đang rất lớn. Điều này được các chuyên gia đánh giá sẽ là yếu tố thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài xuất hiện.

Cụ thể, theo thông tin từ NHNN, nguồn cung ngoại tệ đang lấn át nhu cầu mua do năm nay nhập siêu của Việt Nam đã giảm mạnh và chuyển thành xuất siêu trong tháng 7. Còn theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã xuất siêu được 88 triệu USD trong 7 tháng đầu năm.

Bên cạnh đó, các nguồn ngoại tệ khác như FDI, FII kiều hối cũng đóng góp vào nguồn cung dồi dào trên thị trường. Lãi suất ngân hàng (NH) qua đêm tăng từ 1,5% lên 3,5%, do đó, vài NH đã chuyển từ trạng thái dương sang âm ngoại tệ để lấy nguồn tiền đồng hoặc để được điểm cộng 1-2 đồng/ngày.

Đồng thời, USD/VND được NHNN hỗ trợ ở mức 20.850 đồng/USD nhằm hỗ trợ cho xuất khẩu nên các NH hiện đang mua vào USD và bán lại cho NHNN. Điều này giúp nguồn dự trữ ngoại hối của NHNN tăng khá mạnh. Nếu không kể 4 phiên bơm ròng bơm tiền ra thị trường mở, tổngcộng23.314 tỷ đồng (lần cuối cùng ngày 24/8), thì từ đầu tháng 8, theo một nguồn tin, NHNN đã hút ròng từ thị trường này hơn 30.000 tỷ đồng.

Từ những số liệu này có thể thấy NHNN đang giữ được giá trị tiền đồng ổn định cũng như chủ động được trên tỷ giá. Một động lực lớn để vốn ngoại chảy vào chứng khoán giúp cho thị trường sớm có cơ hội để hồi phục.

Doanh nghiệp còn đắn đo

Cách đây không lâu, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình tuyên bố lãi suất cơ bản sẽ sớm giảm thêm 1 - 2% khiến nhiều DN nuôi hy vọng. Mức lãi suất 10% sẽ trở thành hiện thực nếu kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiềm chế ở mức 4 - 6%. Như thế, lãi suất đầu vào có thể xuống còn 7%/năm, kéo lãi suất cho vay lùi về 10%/năm.

Tuy nhiên, nay lạm phát tăng cao so với dự kiến ban đầu khiến những thông tin sẽ có thêm một đợt giảm lãi suất nữa không còn nhiều cơ sở. Điều này đang gây ra hai phản ứng khác nhau. Theo đó, một số DN cho rằng NHNN nói hạ lãi suất nhanh chóng để giảm áp lực trả lãi, nhưng thực chất không có nhiều DN vay được tiền từ các NH.

Từ khi NHNN hạ lãi suất huy động xuống 9%, đưa các khoản vay cũ về 15%, các NH đã giảm lãi suất xuống mức tối đa để hỗ trợ DN. Đặc biệt, NH đã đưa ra các chương trình cho vay với mức lãi suất giảm sâu xuống 10 - 12% cho các lĩnh vực ưu tiên, nhưng thực tế DN vẫn không vay được vì thủ tục điều kiện NH đưa ra quá khắt khe. Còn lại, một số DN đủ điều kiện để vay thì không muốn vay vì mức lãi suất mơ ước mà DN thường nhắc tới phải thấp hơn nữa.

Nói như ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch HĐQT Đồng Tâm Group, mức lãi suất bình quân dao động 12- 15%/năm hiện nay không khuyến khích được DN vay vì thời điểm này sức mua giảm mạnh, hàng tồn kho tăng cao. Nếu đem so với các nước, lãi suất cho vay của NH Việt Nam vượt quá cao. Duy trì mức lãi suất hiện tại chỉ có lợi cho các DN nước ngoài hoặc kiều hối chuyển về nước gửi tiết kiệm nhận lãi suất cao. Trong khi khả năng sinh lời từ sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu của DN hoàn toàn không có, thậm chí còn làm "chết" những ý tưởng mới trong kinh doanh như thiết kế thương hiệu mới, sản xuất sản phẩm mới...

Từ đó sinh ra chuyện DN chờ đợi lãi suất giảm thêm rồi mới vay để kinh doanh, nhưng với tình hình hiện tại, chuyện giảm thêm lãi suất xem ra quá khó khăn. Đồng quan điểm, nhiều DN cũng cho rằng, lãi suất cần được điều chỉnh giảm thêm, đặc biệt phải giảm xuống 10%/năm. Làm được điều này không chỉ kích thích được DN sử dụng vốn vay, mà NH còn có thể giải tỏa được áp lực tăng trưởng tín dụng từ nay đến cuối năm.

(Theo VEF)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Hạ lãi vay ngay lập tức, quá dễ!
  • Hạ lãi suất cho vay về 15%: Đâu là sự thật?
  • Kiều hối: Nguồn lực vàng của châu Á thời khủng hoảng
  • Nỗi lo sụt giảm kiều hối
  • Thời của Việt Nam đồng
  • Giảm lãi suất nợ cũ: Đâu phải ai muốn cũng được
  • Thống đốc: “Đừng để lãi suất cao gây phản cảm”
  • Thêm một sự thật về giảm lãi suất cho vay
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!