Khủng hoảng tín dụng và suy thoái kinh tế khiến uy tín của đồng EUR bị tổn thất nghiêm trọng. Thâm hụt ngân sách và quy mô nợ gia tăng của rất nhiều nước châu Âu đã leo lên mức cao kỷ lục, các nhà đầu tư lo lắng, khoảng cách lớn giữa các nước thành viên khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone có thể khiến liên minh tiền tệ tan rã.
Tuy nhiên theo nhận định của các nhà phân tích, trong 3- 5 năm tới, các nhà hoạch định chính sách sẽ cố gắng duy trì sự thống nhất của khu vực Eurozone, song cũng không thể hoàn toàn loại trừ khả năng khu vực Eurozone bất ngờ giải thể một cách nhanh chóng.
Khu vực Eurozone có thể phân thành hai phe phái lớn trái ngược nhau dựa theo mặt cơ bản của nền kinh tế: những nước bên lề và những nước chủ chốt. Sức cạnh tranh của những nước bên lề ngày càng suy giảm, do chi phí huy động vốn liên tục tăng cao, thu nhập từ thanh toán chuyển dịch giảm, thâm hụt thương mại tiếp tục leo thang, các tài khoản vãng lai xấu đi nhanh chóng. Trái lại, sức cạnh tranh của những nước chủ chốt trên thị trường quốc tế lại rất mạnh, các tài khoản vãng lai còn có thặng dư.
Nhân tố cấu trúc và cơ bản là nguyên nhân căn bản khiến sự phát triển của nội bộ khu vực Eurozone không đồng đều, do đó, không thể chỉ mong muốn giải quyết triệt để thông qua chương trình cứu viện tạm thời hay chính sách thắt chặt tài chính. Trừ phi khu vực Eurozone đạt được sự tái cân bằng bằng phương thức nào đó, nếu không trong tương lai có thể đứng trước nhiều vấn đề.
Khu vực Eurozone không thể duy trì quá lâu cơ cấu hiện tại. Chính sách lãi suất chung và sự khác biệt to lớn về cấu trúc đã gây ra nhiều vấn đề kinh tế. Là “vai chính” trong cuộc khủng hoảng nợ châu Âu lần nay, mặt cơ bản kinh tế của Hy Lạp yếu kém, cho dù cũng có khoảng cách rất lớn với các quốc gia Nam Âu khác. Tuy nhiên, việc Hy Lạp rút khỏi Eurozone không giúp giải quyết vấn đề. Mâu thuẫn dày đặc nằm ở toàn bộ khu vực Eurozone. Về lâu dài, các nước chủ chốt và nước bên lề đều đang xem xét lý do rút khỏi Eurozone.
Điều hứng thú nhưng gây tranh cãi đó là, Đức dường như là nước thành viên nên rút khỏi Eurozone nhất. Đức với định hướng xuất khẩu chú trọng nâng cao sức cạnh tranh kinh tế, giữ mình trọng sách về mặt tài chính, đang chỉ đạo chính sách lãi suất của khu vực Eurozone, còn tình hình kinh tế của các nước bên lề lại không mấy lạc quan. Song, suy nghĩ chính trị của những nước này vẫn đang chỉ đạo khu vực Eurozone, tầm ảnh hưởng của họ đối với việc duy trì khu vực Eurozone cũng không dễ bị coi nhẹ. Nếu có một hay nhiều nước áp dụng phương thức có quy hoạch hệ thống để rút ra khỏi Eurozone, thì có thể có lợi ích lâu dài đối với đồng EUR, tăng trưởng kinh tế Eurozone và hội nhập chính trị.
Từ góc độ đầu tư cho thấy, tương lai khu vực Eurozone có ảnh hưởng sâu rộng. Tuy nhiên, ảnh hưởng trực tiếp đối với nhà đầu tư rất nhỏ. Trong 3 – 5 năm tới, khu vực Eurozone chưa thể có biến đổi to lớn. Các nhà đầu tư nên coi trọng số tài sản EUR có chất lượng và đa dạng hóa tổ hợp đầu tư toàn cầu.
(vitinfo)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com