Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tháo nút thắt tín dụng VNĐ

Nên sớm bãi bỏ quy định vay vốn liên ngân hàng để thị trường hoạt động minh bạch. Ngân hàng Nhà nước nên mua lại cổ phần của ngân hàng “sức khỏe” yếu, rồi tiến hành sáp nhập

Dư nợ cho vay VNĐ đạt mức thấp, đòi hỏi ngân hàng (NH) có thêm biện pháp để hạ thêm lãi suất, kích thích tăng trưởng tín dụng VNĐ.

Lãi suất huy động vốn bình quân 10,56%/năm chưa phản ánh đúng bản chất thị trường. Trong ảnh: Khách hàng gửi tiền tại VIB Bank. Ảnh: Hồng Thúy

TPHCM: Dư nợ VNĐ chỉ tăng 5,7%

Số liệu của NH Nhà nước Chinhánh TPHCM cho thấy tính đến tháng 7- 2010, huy động vốn VNĐ tăng 16%, trong khi cho vay VNĐ chỉ tăng 5,7%. Như vậy, huy động vốn nhiều hơn cho vay lên đến 10,3%, chứng tỏ đầu ra VNĐ của các NH trên địa bàn TPHCM cực hẹp.

Với lãi suấtcho vay VNĐ bình quân là 13,91%/năm, nhiều ý kiến cho rằng mức lãi suất này còn cao nên doanh nghiệp (DN) không dám tiếp cận vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh. Mặt khác, cuối tháng 6 và đầu tháng 7-2010, NH hạn chế cho vay ngoại tệ, đưa lãi suất cho vay xuất khẩu xuống còn 11%-12%/năm, hướng DN chuyển sang vay VNĐ. Thế nhưng, thời điểm này, thị trường hàng hóa thế giới ẩn chứa nhiều yếu tố bất thường,ảnh hưởng không tốt đến đầu ra của DN nên NH rất dè dặt cấp tín dụng. Điển hình, DN xuất khẩu điều, gỗ... cần vốn để nhập khẩu nguyên liệu dự trữ, rồi dùng số nguyên liệu đó làm tài sản thế chấp vay vốn nhưng NH không dám cho vay vì không lường được giá cảnguyên liệu biến động. Nếu DN gặp rủi ro, đồng nghĩa NH cũng rủi ro. Đây là những yếu tố lý giải vì sao dư nợ cho vay VNĐ tăng chậm.

Lãi suất tiết kiệmkhó giảm

Lãnh đạo nhiều NH cho biết từ nay đến cuối năm 2010 rất khó đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng. Đơn cử NH Á Châu (ACB) dự kiến chỉ tiêu dư nợ cho vay tăng 60% so với năm trước, song đến nay ACB chỉ mới đạt hơn 30% chỉ tiêu. Tổng giám đốc một NH ở TPHCM cho hay không chỉ có nhân viên tín dụng mà cả lãnh đạo của NH cũng trực tiếp tìm kiếm, thuyết phục khách hàng tiềm năng quan hệ tín dụng.

Trong khi đó, một số NH nhỏ lại thiếu vốn, đồng thời không được vay vốn NH bạn (thị trường liên NH) quá 20% số vốn huy động từ dân cư, buộc phải thu hút tiền bằng cách tăng lãi suất tiết kiệm thực tế lên tới 11,5%/năm, cao hơn mức lãi suất mà các NH đồng thuận là không quá 11,2%/năm. Để giữ chân khách hàng, các NH cũng đưa lãi suất huy động vốn thực tế lên ngang bằng NH nhỏ. Do đó, lãi suất huy động vốn bình quân 10,56%/nămchưa phản ánh trung thực bản chất thị trường. Nếu NH nhỏ vẫn giữ lãi suất tiết kiệm mức cao thì các NH lớn có dư vốn cũng không thể giảm lãi suất được, mặt bằng lãi suất rất khó giảm thêm.

Nhà nước nên mua cổ phần ngân hàng

Theo các chuyên gia kinh tế, cơ quan quản lý sớm bãi bỏ quy định vay vốn liên NH để thị trường này hoạt động minh bạch, công khai theo nguyên tắc thị trường. Mặt khác, các tổ chức, hiệp hội, cơ quan Nhà nước trú đóng ở nước ngoài hỗ trợ DN nhiều hơn về đầu ra, thúc đẩy tín dụng tăng trưởng. Đối với thị trường lãi suất, NH nào “sức khỏe” yếu làm cản trở xu hướng giảm lãi suất, NH Nhà nước nên mạnh tay xử lý theo hướng mua lại cổ phần của NH đó, bởi Luật NH Nhà nước sửa đổi có hiệu lực từ năm 2011 đã mở ra cơ chế này, sau đó có lộ trình sáp nhập các NH. Đây là cơ hội để NH Nhà nước trực tiếp quản lý các NH cổ phần, tạo điều kiện cho chính sách tiền tệ phát huy tác dụng.

(Theo Thy Thơ // Nguoilaodong Online)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Lãi suất thả nổi online
  • Tăng trưởng tín dụng tháng 7 chưa như kỳ vọng?
  • GBP tăng tuần thứ 4 liên tiếp so với USD
  • USD sụt giảm mạnh do dữ liệu việc làm
  • Đồng EUR tăng mạnh so với đồng USD
  • Lãi suất thỏa thuận cần giảm thêm
  • USD tăng cả tỷ giá và lãi suất
  • Bản tin tư vấn tiền tệ ngày 06/08/2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!