Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Một cái nhìn khác về sự tăng giá của đồng NDT

Theo một số chuyên gia kinh tế học Nam phi, việc nhiều nhà kinh tế cho rằng, trong thời gian vừa qua sự mất cân bằng kinh tế thế giới là do tỷ giá hối đoái của đồng NDT là một quan niệm sai lầm. Hiện, khi kinh tế thế giới hồi sinh, yêu cầu đồng NDT tăng giá là một dấu hiệu không mấy rõ ràng.

Ngay cả khi đồng NDT tăng giá cũng không thể giải quyết vấn đề mất cân bằng thương mại thế giới. Chuyên gia kinh tế học hàng đầu đến từ Ngân hàng quốc dân Nam phi - ông John Laws trả lời phóng viên Tân Hoa xã cho biết, việc đồng NDT tăng giá một cách nhanh và mạnh trong thời gian qua cho dù bắt nguồn từ bản thân nền kinh tế Trung Quốc hay sự phục hồi của kinh tế thế giới thì cũng đều bất lợi. Điều này cũng không thể cải thiện căn bản tình trạng thương mại giữa Trung Quốc và các quốc gia phát triển phương Tây. Nếu như các quốc gia phát triển phương Tây coi nhẹ những đóng góp của Trung Quốc và nền kinh tế thế giới, bức Trung Quốc nâng cao giá trị đồng NDT, lúc đó một khi kinh tế nước này lâm nguy, thì chắc chắn doanh nghiệp các quốc gia phát triển phương Tây sẽ bị tổn hại nặng nề.

Ông John Laws còn cho biết thêm, trong thời gian kinh tế thế giới xảy ra khủng hoảng, Trung Quốc đã duy trì đồng NDT ở mức tương đối ổn định, điều này là một đóng góp vô cùng to lớn của Trung Quốc đối với kinh tế toàn cầu. HIện nay, nguyên nhân mất cân bằng cán cân thương mại toàn cầu không phải chủ yếu nằm ở tỷ giá đồng NDT, mà hiện Trung Quốc đang điều chỉnh một cách hợp lý tỷ giá đồng nội tệ của mình. Đó cũng là một đóng góp cho nền kinh tế thế giới.

Ngoài ra, ông John Laws nhận định, cho dù đồng NDT có điều chỉnh lại thì thâm hụt tài chính của Mỹ cũng không thể vì đó mà giảm xuống. Vì thế tỷ giá hiện nay của đồng NDT ra sao thực sự không phải là một vấn đề quá lớn.

Còn theo nhận định của một chuyên gia kinh tế khác, việc cán cân thương mại toàn cầu mất cân bằng là do cơ cấu kinh tế của các quốc gia có nền kinh tế chủ lực trên thế giới gây ra. Đồng NDT tăng giá hay không cũng không thể giải quyết vấn đề này, cũng không bất kỳ một lý do hợp lý nào để quy trách nhiệm vấn đề này lên đồng NDT.

Ông Root cho rằng, các nước phương Tây hy vọng có thể áp dụng biện pháp mạnh tay nhằm gia tăng áp lực lên đồng NDT qua đó thu được lợi ích về phía mình. Song ngược lại, người chịu thiệt thòi sau cùng vẫn sẽ là các quốc gia này. Chính vì thế, việc duy trì kinh tế Trung Quốc ổn định lâu dài sẽ có lợi hơn cho nền kinh tế thế giới.

 

(Trang tin VN&QT)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Tiền thưởng Phố Wall tăng 17% trong năm 2009
  • Nhật Bản: Đồng USD vẫn sẽ thống trị nhiều năm nữa
  • Nâng biên độ tỷ giá: Một mũi tên trúng nhiều đích
  • USD/JPY quay đầu về vùng 90.00 do đồng JPY mạnh lên
  • Nhận định xu hướng GBP/USD
  • Bản tin Thị trường Ngoại hối ngày 24/2/2010
  • Bản tin tư vấn tiền tệ ngày 24/02/2010
  • Điểm tin thị trường tiền tệ phiên New York
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!