Chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố bất lợi như thị trường lo lắng nền tài chính Hy Lạp tiếp tục xấu đi và sự tan vỡ dự báo nâng lãi suất vào tháng 6 tới của Ngân hàng trung ương châu Âu ECB, tỷ giá EUR/USD trong hai tuần ngắn ngủi đã sụt giảm mạnh gần 900 điểm.
Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế IMF bị bắt cũng gây biến động thị trường, nhưng sau khi đồng USD sụt giảm mạnh, mức tỷ giá thấp này cũng đã thu hút các nhà đầu tư mua vào mạnh, hiện tỷ giá EUR/USD duy trì ở mức trên 1,40. Các nhà phân tích cho biết, việc ông Kahn bị bắt đã tác động tới hoạt động viện trợ của IMF đối với những nước tuyến 2 của khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone. Hiện khủng hoảng nợ châu Âu ảnh hưởng tới đồng EUR, thị trường dự báo khu vực Eurozone sẽ nâng lãi suất vào tháng 7, đây trở thành “cứu tinh” để đồng EUR tăng giá.
Tổng giám đốc IMF bị bắt gây bất lợi cho viện trợ Eurozone
Những năm thập niên 90 của thế kỷ trước, ông Strauss Kahn đã từng đảm nhiệm chức Bộ trưởng Tài chính Pháp. Ông là người chèo lái IMF trong cuộc khủng hoảng tài chính, và tham gia đàm phán về các kế hoạch viện trợ Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha, đồng ý cung cấp 1/3 gói viện trợ cho những nước này. Dưới ảnh hưởng của ông Kahn, vấn đề giải cứu những nước tuyến hai trong khu vực Eurozone của IMF hoạt động khá sôi nổi.
Việc ông này bị bắt đã khiến tâm lý chán ghét rủi ro thị trường vốn chịu nhiều tác động từ nỗi lo nợ công châu Âu thêm giảm nhiệt, nhà đầu tư khi đó đã kéo tỷ giá EUR/USD xuống mức thấp 1,4050. Tuy nhiên, việc mua vào mạnh mẽ ngay sau đó cũng đã giúp tỷ giá này đảo chiều nhanh chóng. Trong khi đó, nhu cầu mạnh mẽ của các ngân hàng trung ương châu Á cũng đã hỗ trợ chiều hướng đảo chiều của đồng EUR.
Sự mua vào mạnh mẽ này còn giúp đồng EUR khôi phục một phần bị mất, nhưng tình trạng tài chính của những nước xung quanh khu vực Eurozone lại không thấy chuyển biến tích cực, trong bối cảnh ảnh hưởng sau vụ bê bối của ông Kahn vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn, nhiều nhà phân tích vẫn khá bi quan trước hướng đi sau này của đồng EUR.
Trước đó, Hy Lạp và chính phủ các nước châu Âu đã đàm phán với IMF, yêu cầu nâng quy mô gói viện trợ 110 tỷ EUR (155 tỷ USD) hiện nay. Nhưng, việc ông Kahn bị bắt vì tấn công tình dục có lẽ đã phủ mây đen lên cuộc đàm phán lần này.
Thị trường lo lắng việc này có thể ảnh hưởng tới chương trình viện trợ cho Ireland, Hy Lạp và Bồ Đào Nha, nhưng Ban chấp hành EU cho biết, vụ ông Kahn bị bắt sẽ không ảnh hưởng tới các kế hoạch này. May mắn là, Bộ trưởng Tài chính khu vực Eurozone hôm 16/5 đã phê chuẩn phương án viện trợ Bồ Đào Nha, đồng ý trong 3 năm sau cùng IMF cung cấp khoản viện trợ 78 tỷ EUR cho Bồ Đào Nha. Sau khi kế hoạch viện trợ Bồ Đào Nha được công bố, đồng EUR lập tức bắt đầu tăng trở lại.
Nâng lãi suất – “cứu tinh” cho đồng EUR
Số liệu công bố hôm thứ Hai (16/5) của Cục thống kê EU cho thấy, chỉ số CPI của 17 nước thuộc khu vực Eurozone tăng 2,8%, giống như dự đoán ban đầu đưa ra vào ngày 29/4.
Theo các nhà phân tích thị trường, nhân tố điều khiển thị trường ngoại tệ hiện nay đã chuyển sang sự khác biệt về chính sách tiền tệ của Mỹ và châu Âu, ECB “nhạy cảm” hơn với lạm phát, thị trường cho rằng, khu vực Eurozone có thể từ từ nâng lãi suất vào tháng 7. Đây trở thành nhân tố giúp đồng EUR không rơi xuống dưới mức 1,40.
Tuy nhiên, nguyên nhân rất quan trọng khiến đồng EUR đi xuống là sự đảo chiều của đồng USD, nhưng hiện giờ chiều hướng đi lên của đồng USD đã gặp “trở ngại”. Bộ Tài chính Mỹ hôm 16/5 cho hay, đến ngày 16/5, Mỹ đã vượt giới hạn nợ trần 14290 tỷ USD. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Geithner cảnh báo, nếu Mỹ không thể tiếp tục phát hành trái phiếu, sẽ gây ra hậu quả thảm khốc, và dẫn tới một cuộc suy thoái kinh tế mới. Vấn đề nợ Mỹ có thể sẽ trở thành quả bom hẹn giờ phá hỏng sự chuyển biến của đồng USD.
(Vitinfo)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com