Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhân dân tệ “rủ” Yên Nhật cùng lập kỷ lục

Lần đầu tiên trong suốt 17 năm qua, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc sáng nay (11/8) đã tăng giá vượt qua ngưỡng 6,4 Nhân dân tệ/USD, do cam kết kìm giữ lãi suất siêu thấp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và tín hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ dùng công cụ tỷ giá để kiềm chế lạm phát.

Đồng tiền Trung Quốc đã có mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 11 năm ngoái, sau khi tỷ giá cố định của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) có mức điều chỉnh cao nhất trong năm 2011.

Hôm qua, Cơ quan thống kê quốc gia Trung Quốc đã công bố thặng dư thương mại tháng 7 của nước này đã tăng lên 31,5 tỷ USD, cao nhất trong 2 năm qua, vượt xa mức dự báo 27,4 tỷ USD.

Trong đó, xuất khẩu đạt 175,1 tỷ USD, tăng 17,9% so với tháng 6 và tăng 20,4% so với cùng kì năm ngoái, vươt qua mức 17% được dự báo trước đó. Nhập khẩu đạt 143,6 tỷ USD, tăng 19,3% so với tháng 6 và tăng 22,9% so với cùng kì, vượt dự báo mức tăng là 22%.

Trước đó một ngày, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cam kết duy trì lãi suất siêu thấp từ 0 - 0,25% từ nay cho tới năm 2013 để thúc đẩy đà phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời cho biết sẽ tiến hành nhiều biện pháp cứu vãn niềm tin của thị trường.

Cuối tuần trước, Trung Quốc công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng mạnh nhất trong vòng 3 năm qua. Nguyên nhân chính khiến lạm phát của Trung Quốc tăng mạnh là bởi giá thực phẩm, trong đó có thịt lợn, đã leo thang trong tháng báo cáo.

Tất cả những thông tin trên đã khiến đồng Nhân dân tệ tăng giá nhanh hơn, Banny Lam, chuyên gia kinh tế thuộc hãng chứng khoán quốc tế CCB ở Hồng Kông cho hay: "Tăng trưởng kinh tế mạnh, với sự hỗ trợ của xuất khẩu, sẽ khiến nhà đầu tư tăng mua Nhân dân tệ".

Tính tới 10h14 sáng nay tại Thượng Hải, giá đồng Nhân dân tệ đã tăng 0,33% lên 6,3970 Nhân dân tệ/USD, theo bản tin ngoại hối của Trung Quốc. Trước đó, đồng tiền này đã chạm tới 6,3938 Nhân dân tệ/USD, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1993 tới nay.

Cũng liên quan tới thị trường ngoại tệ, đồng Yên Nhật đã tăng 0,2% so với Euro, lên 108,76 Yên/Euro vào lúc 9h10 tại thị trường Tokyo. Trước đó, Yên Nhật đã chạm mức 108,27 Yên/Euro, cao nhất từ 17/3.

So với USD, đồng Yên tăng nhẹ 0,3%, giao dịch ở 76,82 Yên/USD từ 76,35 Yên/USD một ngày trước đó. Hiện tỷ giá của đồng Yên đang rất gần với mức cao được thiết lập thời trước Chiến tranh Thế giới thứ 2 ở 76,25 Yên/USD.

Trước đó, hôm 9/8, sau ba tuần giám sát biến động của 25 đồng tiền của các nền kinh tế thị trường mới nổi, hãng tin tài chính Mỹ Bloomberg cảnh báo tất cả các đồng tiền này, trừ Nhân dân tệ, đều đang giảm giá mạnh sau khi khủng hoảng nợ châu Âu, Mỹ che mờ triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới.

Theo Ngân hàng Mỹ JPMorgan Chase, biến động của các đồng tiền của các nền kinh tế thị trường mới nổi đã tăng từ 8,9% ngày 20/7 lên 13,3% ngày 9/8, mặc dù trước đó các đồng tiền này hầu như không có biến động nào đáng kể trong vòng 10 năm qua.

Các nhà buôn bán ngoại tệ lo ngại nền kinh tế toàn cầu lại rơi vào trì trệ và việc các nền kinh tế chấm dứt tăng lãi suất có thể đã làm suy yếu tỷ giá hối đoái các đồng tiền. Các nhà buôn ngoại tệ lạnh nhạt nhất đối với đồng real của Brazil, sau đó là đồng rúp của Nga, zloty của Ba Lan, rand của Nam Phi, lira của Thổ Nhĩ Kỳ...

Theo dự báo của Ngân hàng JPMorgan về các chỉ số biến động trong thị trường mới nổi, biên độ biến động của các đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi sẽ lên tới 13,3% trong năm 2011 so với mức 8,5% ngày 8/8, mức thấp nhất kể từ năm 2008. Các đồng tiền trong chỉ số này bao gồm đồng won Hàn Quốc, peso Mexico, real Brazil, zloty Ba Lan, rand Nam Phi, đôla Singapore...

(VnEconomy)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!